Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

LỜI THỀ HYPOCRATE

Nhân ngày 27/2/2014

LỜI THỀ HYPOCRATE
Hypocrate (460-370 TrCN)

(Cho con dâu là bác sĩ)

Nghề của con
Mấy nghìn năm nguyên vẹn một lời thề
Mang tên Hypocrate
Lời lề trắng...
như màu áo blu trắng toát
Đừng bao giờ để hoen ố...
nghe con ???

Tiểu sử
Mặc dù tồn tại những giả thuyết khác nhau về sự tồn tại của Hippocrate, nhưng nhiều nhà sử học cho rằng ông thực sự đã tồn tại chứ không chỉ là một nhân vật truyền thuyết. Theo đó, Hippocrate sinh vào khoảng năm 470 trước Công Nguyên trên hòn đảo Kos thuộc Hy Lạp. Cả cuộc đời Hippocrate gắn bó với nghề thầy thuốc và giảng dạy y khoa.
Soranus, một bác sĩ phụ khoa ở Ephesus là người đầu tiên có những ghi chép về Hippocrate và được cho là biết rất nhiều thông tin về ông. Những thông tin này có trong những ghi chép của Aristotle (có từ khoảng thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên), trong tập Suidas (thế kỷ thứ 10 Công Nguyên), và trong những tác phẩm của John Tzetzes (thế kỷ thức 12 Công Nguyên). Theo những ghi chép đó thì cha Hippocrat là Heraclides, một thầy thuốc và mẹ của ông là Praxitela. Hippocrate có hai người con trai là Thessalus và Draco. Ngoài ra, ông còn nhận Polybus, một học trò của mình làm con nuôi. Có ý kiến cho rằng, chính người con nuôi này mới là người thực sự nối nghiệp Hippocrate
Theo ghi chép của Soranus, Hippocrate học nghề y từ cha và ông nội, bên cạnh đó, ông còn học các ngành khác từ Dimocritus và Gorgia. Ông gắn bó cả đời mình với sự nghiệp chữa trị và giảng dạy y khoa và mất vào khoảng năm 370 trước Công Nguyên.

Thành tựu
Hippocrate được xem là ông tổ sáng lập ra nền y học hiện đại và được ca tụng là người thầy thuốc vĩ đại nhất trong thời đại của ông. Quan niệm thời bấy giờ cho rằng bệnh tật là hậu quả của việc con người có những ý nghĩ tội lỗi, dám báng bổ thần thánh, do những sức mạnh siêu nhiên gây ra. Còn Hippocrate thực hành y khoa của mình trên cơ sở các quan sát và các nghiên cứu cơ thể con người, từ đó ông tin tưởng rằng bệnh tật là do nguyên nhân có thể tìm hiểu được.
Những quan điểm từ thời xa xưa của ông đúng đến tận ngày nay nhưng gây sửng sốt cho mọi người và bác bỏ tất cả những quan niệm cùng thời về sức khỏe và bệnh tật. Hippocrate cho rằng cơ thể phải được nhìn nhận như là một tổng thể chứ không phải là một tập hợp rời rạc của các bộ phận. Ông đã miêu tả chính xác nhiều triệu chứng bệnh và là thầy thuốc đầu tiên miêu tả các triệu chứng của viêm phổi cũng như động kinh ở trẻ em. Ông cũng tin tưởng vào quá trình lành bệnh tự nhiên thông qua nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lý, không khí trong lành và sự sạch sẽ. Ông cũng nhận thấy các cá thể khác nhau có những biểu hiện bệnh với mức độ khác nhau, có những cá thể có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt hơn cá thể khác. Ông cũng là thầy thuốc đầu tiên cho rằng tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm xuất phát từ não chứ không phải từ tim như nhiều người cùng thời quan niệm.
Hippocrates đã đi khắp Hy Lạp để hành nghề y, sau đó quay về đảo Cos và thành lập trường y và bắt đầu giảng dạy những tư tưởng y khoa của mình. Một số tài liệu cho rằng ông cũng tiếp cận với nền y học phương Đông. Các tư tưởng và bài giảng y khoa của ông được tập hợp thành "Tập Sao lục của Hippocrates" (Corpus hippocraticum) bao gồm 60 tác phẩm về nhiều lĩnh vực y khoa gồm chẩn đoán, dịch tễ học, sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng và phẫu thuật. Hippocrate được cho là đã để lại nhiều ghi chép về các kiến thức cũng như quan niệm về y khoa của mình. Trong đó, cuốn Cách ngôn, tóm tắt những quan sát và suy luận của ông, cùng với cuốn Không khí, Nước và Nơi sống, thừa nhận mối liên quan giữa môi trường và bệnh tật, được xem là quan trọng hơn cả. Cuốn sách này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và trở thành tài liệu tra cứu quan trọng cho nhiều học giả y khoa.

Lời thề Hyppocrate

Nhiều thế hệ các y bác sĩ cũng như những sinh viên y khoa trên khắp thế giới đều biết đến “lời thề Hippocrate” như một kim chỉ nam cho lý tưởng hành nghề của mình. Lời thề này được Hippocrate soạn thảo, tuy không là đỉnh cao chói lọi, cũng như chưa phải là cống hiến bậc nhất của ông cho y học nhưng lại trở thành chiếc cầu nối vĩnh cữu cho tất cả những người hành nghề y ở khắp mọi nơi và ở mọi thời đại.

“Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Es-culape thần y học, trước thần Hygie và panacée, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:

Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muộn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bời một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.

Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.

Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai.

Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.

Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang (1) mà dành công việc đó cho nhưng người chuyên.

Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.

Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.

Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự qúy trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lòi thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại!”

(Sưu tầm)

Dư luận

Ai tín nhiệm ai?

Nguyễn Vân Cầm
Thứ Năm,  27/2/2014, 16:36 (GMT+7)
Phóng to

Thu nhỏ

Add to Favorites

In bài

Gửi cho bạn bè
(TBKTSG) - Đề tài tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 sắp tới đã làm nóng dư luận trong tuần qua.
Thoạt tiên các ý kiến tập trung vào quy trình “tạm dừng”. Bởi việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm được quy định rất chặt chẽ và chi tiết tại Nghị quyết 35 của Quốc hội và đã được triển khai vào năm ngoái nên giờ đây nếu muốn tạm dừng thì về nguyên tắc phải do Quốc hội quyết định. Chỉ có Quốc hội tại một phiên họp toàn thể, thông qua thảo luận, góp ý mới có thể sửa đổi Nghị quyết 35 bằng một nghị quyết mới. Sửa như thế nào, tạm dừng để bổ sung, điều chỉnh hay thay đổi đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm… tất cả những vấn đề này phải do toàn thể đại biểu Quốc hội quyết định bằng lá phiếu của các đại biểu.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội hay thậm chí Chủ tịch Quốc hội cũng không có thẩm quyền trong vấn đề này. Trước đó, trong một bản tin đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, phóng viên đã trích lời một đại biểu cho rằng: “Việc tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp tới, nếu thông qua hình thức gửi văn bản xin ý kiến các đại biểu Quốc hội cũng không phù hợp với quy định: “Quốc hội hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số””.
Tuy nhiên, xét cho cùng, đây cũng chỉ là vấn đề thủ tục. Và trong thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này cũng đã nói rõ hơn (đúng quy trình hơn) so với phát biểu trước đó của các thành viên trong ủy ban. Thông báo cho rằng mặc dù việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm vào đầu năm 2013 “đạt kết quả tốt, được cử tri, nhân dân đồng tình, ủng hộ” nhưng “cũng còn gặp một số vấn đề hạn chế, vướng mắc”. Đó là cơ sở để sửa đổi Nghị quyết 35 và “Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí chủ trương và giao các cơ quan có liên quan nghiên cứu, chuẩn bị nội dung, tài liệu sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35/2012/QH13 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 4-2014 trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định”.
Vấn đề đặt ra là việc lấy phiếu tín nhiệm vì sao lại vướng mắc? Có người nói vì việc lấy phiếu tín nhiệm không phân biệt được cán bộ ở nhánh hành pháp, tư pháp và lập pháp nên khi tiến hành lấy phiếu chung thì không công bằng, không phản ánh đúng thực tế năng lực của cán bộ lãnh đạo. Lập luận này cho rằng bên hành pháp tiếp xúc với người dân, với công luận nhiều hơn nên rõ ràng việc đánh giá sẽ bị “xét nét”, “khắt khe” hơn bên lập pháp hay tư pháp.
Có người nói vì việc lấy phiếu tín nhiệm phân ra thành ba mức độ “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp” nên người ghi phiếu cũng khó lòng cân nhắc ghi sao cho chính xác để khỏi mang tiếng hình thức.
Nhưng sâu xa hơn, việc lấy phiếu tín nhiệm bị cho là còn “hạn chế, vướng mắc” chủ yếu là do cách cơ cấu các đại biểu, đa phần là đại biểu kiêm nhiệm. Một khi là đại biểu kiêm nhiệm, họ chỉ dành chừng 30% thời gian và công sức cho nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, 70% thời gian và công sức còn lại họ phải tập trung vào các nhiệm vụ chính tại các ngành hành pháp, tư pháp với những mối quan hệ với chính những người họ sẽ lấy phiếu tín nhiệm.
Một Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư “chí công vô tư” với công việc, có nghĩa sẽ từ chối thẳng thừng các đề xuất từ địa phương đưa lên những dự án thuộc loại “cho bằng chị bằng em” như cảng biển, sân bay, đường cao tốc… sẽ không được lòng các đại biểu là lãnh đạo các địa phương có dự án bị từ chối. Ngược lại ông bộ trưởng tìm cách để địa phương nào cũng có vài ba dự án đầu tư công bất kể hiệu quả sẽ được lòng mọi người và được phiếu tín nhiệm cao. Trong trường hợp này, lá phiếu không còn là thước đo khách quan năng lực của cán bộ lãnh đạo một ngành nữa.
Như vậy, có lẽ việc tạm dừng để điều chỉnh không quan trọng, không căn cơ bằng việc nhìn lâu dài để làm sao tách người đại biểu khỏi những vai trò họ phải kiêm nhiệm. Một khi họ chỉ đại diện cho lợi ích của cử tri đã bầu họ hay cử tri của cả nước, lúc đó việc lấy phiếu tín nhiệm mới thực chất và không còn những băn khoăn, so bì giữa người làm việc thật và người chỉ “lên tiếng tại hội trường”.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

ĐỖ MINH TUẤN

Sở Khanh - Kẻ ném thiên nhiên vào mặt Thuý Kiều
10:10, 02/02/2009


Thúy Kiều là người luôn độc chiếm thiên nhiên. Ở đâu có Kiều xuất hiện thì ở đó thiên nhiên trở thành tấm gương của tâm hồn Kiều, thành nhật ký của số phận Kiều, thành kẻ a dua, chia sẻ và  tòng phạm với Kiều trong những khoảnh khắc lo âu trước định mệnh, xót xa trước thân phận hay bồi hồi rạo rực trước tình yêu.

Nhưng trong cái đêm đi trốn với Sở Khanh, Thúy Kiều lại bị bỏ rơi giữa một thiên nhiên xa lạ, đầy hăm dọa. Dường như Sở Khanh đã ném cả thiên nhiên vào mặt Kiều để "rẽ dây cương" bỏ trốn trong chính khoảnh khắc Kiều muốn quên đi tất cả đất trời để dấn thân theo hắn tìm tự do.
Ba ám ảnh lớn của thiên nhiên
Có thể nói mùa thu, vầng trăng và ngọn cỏ là ba ám ảnh lớn trong trí tưởng tượng thi ca của Nguyễn Du, nhuốm đậm cảm xúc đau đời, thương người của nhà thơ.
Hình tượng mùa thu tràn ngập trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du với nhiều sắc thái tế nhị khác nhau, song Nguyễn Du thích khai thác cái lạnh, cái man mác, thấm thía của nó. "Mùa thu như dòng lệ chảy không ngớt"; "Hơi thu lạnh đã già cây cỏ tiêu điều". Các tác phẩm của ông đã biểu hiện rõ một cuộc phiêu lưu của tâm hồn từ cái "lạnh tiêu điều" của cỏ cây đến cái "lạnh buốt xương khô" của con người:
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụtToát hơi may lạnh buốt xương khôNão người thay buổi chiều thuNgàn lau bạc trắng, lá ngô rụng vàng
Nếu như trong Văn chiêu hồn, Nguyễn Du đã quyết định lấy mùa thu lạnh lẽo làm khí hậu chính của âm phủ, của tình thương, thì trong Truyện Kiều, ông lại lấy mùa thu làm khí hậu chính của cõi người. Bao giờ Nguyễn Du cũng gửi gắm cho mùa thu những tâm tư sâu nặng nhất của mình ngay cả những khi chỉ miêu tả một chiếc lá, một khóm lau nho nhỏ, lẻ loi. Không có cái vui nào lại đầy đặn và sáng láng như cái vui của mùa thu:
Long lanh đáy nước in trờiThành xây khói biếc, non phơi bóng vàngKhông có cái buồn nào có thể mong manh hơn cái buồn của mùa thu:Đêm thu gió lọt song đàoNửa vành trăng khuyết, ba sao giữa trời
Vầng trăng trong Truyện Kiều cũng bị nhuốm dần cái lạnh của mùa thu. Vầng trăng xuất hiện lần đầu là một vầng trăng mùa xuân mở ra cuộc sống tâm hồn của Kiều với những dự cảm về tình yêu và số mệnh:
Gương nga chênh chếch dòm songVàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân
Cảnh trăng nước thật rạo rực và căng tròn sự sống. Nó là bức tranh của lòng yêu đời đang bừng lên trong trái tim Kiều. Nhưng rồi, vầng trăng ấy, tấm "gương nga" trong trẻo ấy đã bị cuộc đời quăng đi quật lại qua những bầu trời khác nhau, bị "xẻ làm đôi", bị vỡ vụn chỉ còn "nửa vành", cuối cùng chỉ còn một "mảnh". Vầng trăng là hiện thân cuộc sống tâm hồn Kiều. Khi sống tâm hồn ấy bị huỷ diệt từ sau cái chết của Từ Hải, vầng trăng cũ vĩnh viễn tắt đi trên bầu trời của Truyện Kiều.
Cuộc đời của vầng trăng trong Truyện Kiều bị chia sẻ làm hai giai đoạn khác hẳn nhau, phản ánh hai tâm trạng khác nhau của Kiều. Từ khi Kiều gặp Kim Trọng đến lúc chia tay chàng, vầng trăng đã xuất hiện tới sáu lần để ghi nhận cái rạo rực của tâm hồn Kiều, trước tình yêu, trước tương lai. Vầng trăng đầy đặn nhất, sáng nhất khi Thúy Kiều và Kim Trọng trao duyên:
Vầng trăng vằng vặc giữa trờiĐinh ninh hai mặt một lời song song
Từ khi hai người chia tay đến khi Kiều mắc nạn phải bán mình cho Tú Bà, hơn 600 câu thơ mà trăng chỉ xuất hiện một lần duy nhất trên đường Kiều về nhà chứa:
Dặm khuya ngất tạnh mù khơiThấy trăng mà thẹn những lời non sông
Vầng trăng đã trở thành lời trách móc, thành tấm gương để Kiều soi vào, thấy cái mất mát, cái đổ vỡ, cái bất hạnh ê chề của mình. Từ đây, vầng trăng chỉ hiện ra để in đậm cái cô đơn, cái lạnh lẽo, cái lẻ loi cô độc của tâm hồn Kiều:
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung...Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu…Vầng trăng ai xẻ làm đôiNửa in gối chiếc nửa soi dặm trường...                                                   
Nếu như trong Truyện Kiều vầng trăng hiện lên trên đầu con người để chia sẻ cái thực tại cô đơn, xa cách và mất hướng, thì ngọn cỏ hiện lên dưới gót chân con người để chia sẻ cái thực tại bị giày xéo, bị vùi lấp, bị quằn quại khổ đau. Ngọn cỏ trong Truyện Kiều chỉ mới kịp xanh có một lần xanh hồn nhiên, vào tiết thanh minh, mà cũng chỉ xanh ngắn ngủi trong vòng thời gian trước khi Kiều trông thấy nó trên mồ vô chủ:
Cỏ non xanh rợn chân trời.
Một màu xanh mênh mông, vô tận và căng tròn sự sống. Nhưng ngọn cỏ ấy lại bị ngọn lửa của định mệnh thiêu cháy ngay lập tức - ngay buổi chiều hôm đó nó đã bị nhuốm một dự cảm tàn tạ của Kiều khi vừa trông thấy mả Đạm Tiên:
Sè sè nấm đất bên đườngDàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
Từ đây, ngọn cỏ trở thành ngọn cỏ của W.Whytman. Nó nói với chúng ta rằng "Nếu anh muốn tìm tôi, hãy nhìn vào gót chân anh". Ngọn cỏ là hiện thân của đời Kiều cả lúc nó úa tàn lẫn lúc nó xanh tươi. Nó phải úa tàn để chứng minh cho tâm hồn quằn quại, nhàu nát:
Một vùng cỏ ấy bóng tà...Dàu dàu ngọn cỏ đầm đầm cành sương...Buồn trông ngọn cỏ dàu dàu...Lối mòn cỏ nhợt màu sương...Một sân đất cỏ dầm mưa...
Và mặt khác, nó lại phải xanh cho hết cái phần hoang dại, bất hợp pháp của mình để chứng minh cho một cái gì tan rã, tuyệt vọng và đổ nát, hoang vu. Ngọn cỏ xanh luôn là người đưa tin xấu cho Kim Trọng. Trước mắt chàng, ngọn cỏ hiện ra như một khoảng trống tuyệt đối luôn nghe vọng lên một tiếng "KHÔNG" - không có con người, không có Kiều, không còn hạnh phúc ngày xưa nữa:
Một vùng cỏ mọc xanh rì Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu …Đầy vườn cỏ mọc lau thưa Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời…Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày…
Ý nghĩa của cuộc đời "nửa vàng nửa xanh" là ở đấy. Kiều là ngọn cỏ bị dập vùi, bị chà đạp nát dưới chân vẫn phải cố gắng xanh cho hết phần hoang dại của kỷ niệm, của tình yêu.
Thúy Kiều - người độc chiếm thiên nhiên
Thuý Kiều là người ý thức được rằng thiên nhiên là một dạng tồn tại của con người, là con đường để con người đến cùng nhau:
Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Chính vì thế, mỗi ngọn cỏ lá cây, mỗi ngọn gió là bóng dáng Kiều, đều cho ta thấy Kiều đến với ai. Ngay từ buổi đầu tiên đi hội, nhìn ngọn cỏ "dầu dầu" trên nấm mộ Đạm Tiên, ta có thể biết ngay là Kiều đang đến với Đạm Tiên. Cũng chiều hôm ấy, cảnh vật lại in bóng Kiều đến với chàng Kim Trọng:
Bóng tà như giục cơn buồn Khách đà lên ngựa người còn nghé theo  
Tai biến xảy ra, Kiều phải bán mình. Từ đó hình ảnh Kiều trong cảnh vật lúc nào cũng muốn nhuốm một sắc thái bi kịch lạnh lẽo tiêu điều:
Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xaBuồn trông mặt nước mới saHoa trôi man mác biết là về đâu… 
Cảnh vật như cuốn nhật ký ghi lại bao tâm trạng của Kiều với những sắc thái tinh vi nhất, bởi vì cảnh vật sống để đồng cảm với Kiều, là hiện thân cuộc sống của Kiều. Dường như với Kiều, bao giờ cảnh vật cũng mang một dự cảm xấu, báo hiệu một bất hạnh sắp xảy ra. Cảnh vật ấy là một thứ Đạm Tiên, nó hiện ra ngay trước khi lũ sai nha nhà Tú Bà xuất hiện, ngay trước khi Thúc Ông xuất hiện, ngay trước  khi Hoạn Thư bày mưu tính kế, ngay trước khi lũ ác nhân nhà họ Hoạn ập vào, ngay trước khi Kiều bị đẩy ra khỏi nhà vãi Giác Duyên để đến nhà Bạc Bà, Bạc Hạnh.
Những khi có người khác ở bên, Kiều vẫn được đối diện với thiên nhiên, thiên nhiên trữ tình vẫn chỉ là thiên nhiên của tâm trạng Kiều. Những người khác hoặc là bị hất ra khỏi thiên nhiên, bị hư vô hoá, hoặc là phải coi rằng họ đang sống trong thiên nhiên của riêng Kiều. Trong tiết thanh minh ấy, đi bên Kiều còn có Thuý Vân, còn có Vương Quan. Thế mà cảnh vật vẫn hiện lên nhuốm cái tâm trạng nao nao, bâng khuâng và rờn rợn của Kiều:
Nao nao dòng nước uốn quanhNhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngangSè sè nấm đất bên đườngDàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
Ngỡ là Kiều đang sống một mình, đang độc chiếm thiên nhiên. Từ đây, thiên nhiên - thiên nhiên của ngày hôm ấy - hoàn toàn thuộc về Kiều, sống để thể hiện những tâm trạng của Kiều:
Một vùng cỏ ấy bóng tàGió hiu hiu thổi một vài bông lau
Trong một hoàn cảnh nhất định có nhiều người, thiên nhiên thường được Nguyễn Du tặng riêng cho người nào sống một mình, người có tâm hồn và tâm sự riêng tư. Nhưng cái đêm đi trốn với Sở Khanh ấy, không thể nói là Kiều đã được cả thiên nhiên, mà phải nói rằng Sở Khanh đã hất cả thiên nhiên vào mặt Kiều để bỏ trốn, nó chạy ra khỏi thiên nhiên.
Mùa thu, vầng trăng và ngọn cỏ là ba biểu tượng của số phận Kiều. Nguyễn Du đã huy động cả ba hình tượng đó để mô tả cái khoảnh khắc rợn ngợp bơ vơ của Thúy Kiều khi liều mình bỏ trốn theo Sở Khanh. Không có cảnh mùa thu nào trong Truyện Kiều có thể lạnh lẽo, nhợt nhạt và đầy ứ những dự cảm rùng rợn như cảnh đêm thu trong rừng vắng khi Thúy Kiều đi trốn:
Đêm thu, khắc lậu, canh tànGió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gươngLối mòn cỏ nhợt mầu sương Lòng quê đi một bước đường một đauTiếng gà xao xác gáy mau...
Gió lạnh, sương lạnh, ánh trăng lạnh, tiếng gà lạnh, thời gian cũng tàn tạ và nguội lạnh. Vầng trăng trên đầu, ngọn cỏ dưới chân cùng xuất hiện ứ tràn cái lạnh của mùa thu. Và mặc dù đi bên Kiều còn có cả Sở Khanh, nhưng cái lạnh ấy chỉ mình Kiều chịu đựng. Vì Thúy Kiều là con người có tâm hồn giao cảm với thiên nhiên, là một tín đồ của chủ nghĩa vật linh luôn thấy thiên nhiên quanh mình thấm đẫm linh hồn và căng tràn sự sống. Chính đêm ấy, Sở Khanh đã để cho Kiều phải cảm thấy bơ vơ, cô độc, phải sống thui thủi một mình trong rừng vắng nên thiên nhiên mới hiện ra lạnh lẽo và thê lương như thế.
Có thể hiểu là Sở Khanh đã bị hư vô hoá đi, bị giết đi trong cảm hứng trữ tình nên Kiều phải sống một mình, phải xuất hiện tâm trạng cá nhân đầy sợ hãi, lạnh lẽo. Lúc này Kiều bị sống một mình, bị nhận lấy thiên nhiên. Thực ra trong đêm đi trốn ấy Kiều rất cần có người khác để chia sẻ thiên nhiên, Kiều hoàn toàn không tự giác độc chiếm thiên nhiên như ngày đi hội Đạp Thanh.
Trong mười lăm năm lưu lạc của mình, Thúy Kiều đã bị đau khổ trong nanh vuốt của nhiều kẻ  xấu xa, độc ác. Nhưng nếu như Tú Bà, Hoạn Thư và bọn Khuyển Ưng chỉ hành hạ thể chất và nhân phẩm của Kiều, thì Sở Khanh là kẻ ném Kiều vào thiên nhiên để cho mùa thu, vầng trăng và những ngọn cỏ xé nát tâm hồn, hủy hoại lòng tin của nàng

  Đỗ Minh Tuấn

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Những ca khúc hay nhất của Phương Thảo

Trai tim ben le m Bang Kieu

PHỐI ÂM CA KHÚC LÀNG TÔI (VĂN CAO)

PHỐI ÂM CA KHÚC LÀNG TÔI (VĂN CAO)

CHÉP NHẠC BẰNG PHẦN MỀM GUITAR PRO 5.0

NHẬP MÔN GUI TAR PHẦN 04

NHẬP MÔN GHI TA (PHẦN BA)

NHẬP MÔN GHI TA (PHẦN HAI)

NHẬP MÔN GUITAR 5.0

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Lắng nghe mùa xuân về

Hạt mưa nào rơi thật êm trên phố phường
Mùa hoa nào thơm thật thơm trong gió thoảng
Và em chờ anh đợi anh như đã hẹn
Nghe trong mưa đêm mùa xuân lặng lẽ sang.

Phải chăng mầm non mùa xuân đang hé mở
Phải chăng nụ hoa mùa xuân đang hé nở
Phải chăng ngày xuân đầu tiên đang gõ cửa
Khi anh trông em ung dung bên thềm nhà.

Kìa tiếng chim rộn hót xa vời,
Cánh hoa đào bỗng như cười, báo tin mùa xuân về
Kìa bóng đêm mùa cũ đâu rồi,
Với em chỉ thấy xanh ngời, lá hoa của xuân tươi, Kìa anh tới......Mùa xuân về

Phải chăng mầm non mùa xuân đang hé mở
Phải chăng nụ hoa mùa xuân đang hé nở
Phải chăng ngày xuân đầu tiên đang gõ cửa
Khi anh trông em ung dung bên thềm nhà.

Kìa tiếng chim rộn hót xa vời,
Cánh hoa đào bỗng như cười, báo tin mùa xuân về
Kìa bóng đêm mùa cũ đâu rồi,
Với em chỉ thấy xanh ngời, lá hoa của xuân tươi, Kìa anh tới......Mùa xuân về

Và chúng ta lại đón giao thừa,
Phút giây lặng lẽ mong chờ, lắng nghe mùa xuân về
Để biết ta còn mãi trong đời,
Phút mong chờ ấy tuyệt vời, chứa chan niềm tin yêu, kìa anh tới......Mùa xuân về



Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Tôi và bạn








- Tôi quan tâm đến bạn không phải vì tôi yêu bạn.

- Tôi quan tâm đến bạn ko phải tôi lợi dụng bạn.

- Tôi quan tâm đến bạn không phải vì tôi cô độc nên tôi tìm bạn.

- Tôi quan tâm bạn ko phải tôi đang theo dõi bạn.

- Tôi quan tâm bạn đơn giản chỉ vì bạn là bạn của tôi .. Tôi trân trọng tình bạn chỉ đơn giản thế thôi.

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

NGƯỜI NAM KẺ BẮC



"Man is so made that when anything fires his soul, impossibilities vanish". (La Fontaine)
Khi lửa cháy trong linh hồn con người, không điều gì là không thể. 





 TỰ TỬ

Xuân quăng một dải lụa đào
Đầu trên mắc nợ với bao nhiêu tình

Đầu dưới Xuân thắt cổ mình
Rồi Xuân đu gió buông tình rụng rơi

Trời ơi Xuân tự tử rồi
Cho thôi duyên nợ cho vùi tình si

Xuân yên tâm mà chết đi
Chẳng xuân nào cứu được tình tàn phai

Rồi hạ nó xộc đến ngay
Rồi thu nó lại chau mày chạy ngang

Rồi gió đông thổi bẽ bàng
Rồi hồn xuân lại mò sang thôi mà

Cầu cho xuân nữa nếu còn
Nếu tôi yêu được một nàng thật Xinh

Thì tôi khoá cửa nhốt Xuân
Không cho dải lụa quăng Tình vào đâu...? ha ha ha
 

Phan Thiết



NHỜ XUÂN

Này nhé Xuân ơi Nẫu nhờ xuân
Xuân tới từng Em Nẫu thầm yêu
Hôn lên má thắm hoa môi thắm
Để Nẫu ngất ngây giữa Xuân này

Này nhé xuân ơi nhớ nhé Xuân
Chỉ hôn một nụ thôi nhớ chưa
Thế là Xuân đã Xuân hơn Nẫu
Nẫu đã được hôn Em nào đâu

Tình Nẫu bao la Nẫu biết mình
Làm sao qua mặt được ông Trời
Nên Nẫu đành nhờ Xuân khoe hộ
Tình Nẫu yêu thương mãi mọi người !
  


 Phan Thiết



 XUÂN BUỒN VUI

Sau những ngày hối hả nhiều ít chuẩn bị Tết theo riêng tư tâm tình mình với Xuân với Tết...
Sau mồng 1 mồng 2 dành trọn vẹn cho gia đình Nội Ngoại...

Giờ hơi thư thả bỗng thấy thèm viết một điều gì...nhưng viết vui hay buồn đây...?
Tết nên viết vui...
Cố tìm trong lòng chút ít gì vui nhưng thật tình lòng nguội lạnh...chỉ có buồn

Thôi...
Ta viết thật lòng ta những chuyện buồn mới nhất trong hai ngày đầu tiên của Xuân Giáp Ngọ này...những nỗi buồn thành thực khi được nói ra thì chính nó lại làm ta ấm áp thật nhiều...

Bầy cháu nhỏ thì ta Lỳ Xì cho chúng cười toe toét...
Cứ Tết trước đến Tết sau lại có thêm chừng nửa tá những Thiên Thần Mới Toe bi bô tay múa trước mặt ta những ngày Xuân Đầy Vơi...

Họ Mạc còn lại vài Bậc Cao Niên 100 thiếu 85 thừa...

Ứa nước mắt trong lòng trước Bác Chiểu Chị Cả của Bố....nuôi các Em như Mẹ...nay nằm bẹp ngót năm rồi...
Đau thắt lòng âm thầm nhìn Cô Choé Em Bố...người Cô vui tính lạc quan và thiệt thòi nhất nhà... khi Cách Mạng về... Gia Đình Danh Giá tan nát mất hết...trở thành bần cùng...
Sau hơn năm nằm liệt... giờ Cô vô tri thiêm thiếp sống thực vật với mấy cái ống nhựa cắm vào thân hình dát mỏng lét lên giường vơ không được dúm tay...

Nhìn Bác và Cô...nhớ xót xa Bố đã mất từ lâu...bởi họ là những giọt nước chằn chặn như nhau Tâm Đức Nghĩa Tình Yêu Thương không phút giây nào suy suyển với cháu con...với cuộc đời...



Bác Chiểu... nhà hay gọi theo tên chồng là Bác Kiên Gái...mặt hoa da phấn...đẹp và minh mẫn đến 90 thì gần cả năm 91 Quý Tỵ nằm trên giường bệnh mê mê tỉnh tỉnh...cứ chợt tỉnh là kể chuyện Ông Bà xưa đầu bạc răng long hạnh phúc...

Cô Choé Tết nào cũng ròn rã tiếng cười...biến những kỷ niêm tuổi thơ cay đắng vật đổi sao rời đang thịnh thành suy...những chuyện lẽ ra khóc mà thành cười vui như Tết khi lũ con cháu đến chúc Tết Cô...
Nhớ lại rồi cười thầm khi Cô nhận phong bao mừng Thọ các cháu tíu tít biếu Cô...Cô cười tươi hứa dõng dạc... Cô Hứa Ăn Ngoan Chóng Nhớn...
Xót Cô quá...giờ người như tờ giấy bản rải trên giường...

Ôi thời gian có tàn nhẫn vô thường...?





Bác Kiên Rể Trưởng mà cả họ phong Bác là Siểu Rể và tâm phục khẩu phục trước tận tụỵ vô tư của Bác với Nhà Vợ...nhà vợ bảo mình cũng na ná Bác Kiên...

Bác yêu viết lách từ trẻ đến khi đỗ tú tài toàn phần và cho đến tận giờ 94 tuổi cực kỳ minh mẫn...vẫn có bài đăng báo Xuân...
Thấy Nẫu cầm đầu phái đoàn con cháu tới chúc Tết...Bác cười tươi giơ tay bắt ấm nồng chúc Nẫu Xuân mới nhiều Tranh Thơ Truyện...
Bác bảo : Bác đọc cháu chóng hết cả mặt nhưng rời ra thì lại chóng mắt hơn...thế mới bỏ mẹ chứ...sau Bác phát hiện ra đọc mày huyết áp Bác cực ổn định...thanks ông cháu...
Nhưng Bác nói thật nhé...chữ nghĩa mày thì lồm cồm cua bò ngang dọc...rất khó chịu vì không thể được nếu cứ cố tình bắt hết chữ của mày nhăm nhe nấu một nồi riêu cua...nhưng nếu không tham ăn mà chỉ ngắm nghía thì có khoái cảm rất đặc biệt khi những con cua của mày to nhỏ đực cái bò lung tung trên những bờ ngang lối dọc cuộc đời...Cháu viết khá đấy...Cái Tình kéo lại cho cháu tất cả...cố mà giữ lấy nhé con...
Nẫu trịnh trọng chắp tay bái Đại Sư Phụ...

Trong lúc cả lũ cháu mải xúm quanh với Bác Kiên Gái...Bác Trai vào buồng hí húi lục lọi hồi lâu trong kho sách rồi đem ra một quyển hỏi Nãu : Cháu thích Chế Lan Viên chứ...Nẫu nói : Dạ cháu thích ạ...Mày không thích Bác cũng tặng bởi hai nhẽ...một là mày cũng mang họ Phan...Chế Lan Viên họ Phan...Phan Ngọc Hoan...hai là Bác đọc mày có hơi hường một số người nhưng suy cho cùng Bác thấy mày khá gần Chế Thi Nhân hơn cả...mày thấy sao ?
Bác đọc mấy câu này của Chế ...Bác thấy mày cũng nhiều bài nhiều câu "Láo" như Chế...láo quá :

"...Mặc kệ lời Phật dạy
Miếng tình ta lại ăn...
...............................
Nhớ đời và nhớ mộng
Phật ngồi mê trong hương...
.....................................
Thôi anh dẫn em về
Thuyền yêu ta đã dục
Chùa Trong ra bến Đục
Nắng chiều đang dần mê..."

Nẫu chỉ còn nước quỳ vái... Bác tha cho cháu...ngàn lần tha ạ...!

Chế Lan Viên nhà thơ cách mạng...Nẫu nghe thế hơi bị nhiều và cũng đã từng tin thế...
Thực ra Nẫu nghĩ cho riêng mình không phải thế...
Thơ Ông Lớn Lao với Cuộc Đời ở vai trò Thi Nhân Thuần Khiết...
Và có một giai đoạn chẳng dài gì đâu... thơ Ông cực huy hoàng với Lý Tưởng Cách Mạng....cái lý tưởng đã tạo ra cái hiện thực mà chính nó buộc Ông phải xét lại cuộc đời mình...

Và thơ Chế Lan Viên chỉ thực sự là Ông...là Điêu Tàn...là những Bài Thơ Việt Nam Tuyệy Đẹp...
Và một trong rất nhiều những bài ấy là bài Thơ Thật Tuyệt...mà Nẫu xin giới thiệu với các Bạn dưới đây :

ĐI TRONG HƯƠNG CHÙA HƯƠNG

Nhớ ngày đen tối qua
Cổng thiên Trù sụp đổ.
Chùa mới giờ ta xây
Lòng ta làm vôi vữa

Chùa tiên ơi !Ơi chùa Tiên !
Qủa táo ăn một nửa
Anh hôn bàn tay em
Cảm ơn người vít quả

Thơ chúa Trịnh dẫu tài
Mắt ta nhìn vội vã
Qủa táo cắn kề môi
Sánh bài thơ trên đá

Bên kia là chùa Tuyết
Phải qua rừng hoa mai
Anh qua rừng hương ấy
Thì gặp mặt em cười

Quên lọc lừa phản phúc
Anh hái cành ngọc trâm
Mặc kệ lời Phật dậy
Miếng tình ta lại ăn

Động hương tích sát kề
Em ! Em! dừng bước lại !
Hạnh phúc bước mình đi
Nơi đời đang chảy suối

Nơi bụi trúc dẫn đường
Chim cu gù lạc lối
Nơi nhành mai vẫy gọi
Thung lũng trắng bay hương

Hạnh phúc cũng là đây
Khi tình anh đã tới
Nhũ đá tình yêu bày
Hang chùa Trong mát rợi

Rêu cỏ cũng mùa xuân
Gịọt thời gian tí tách
Tạo vật động lòng trần
Trong thẳm sâu tịch mịch

Phật thức tỉnh hai hàng
Áo mầu xao cửa động
Nhớ đời và nhớ mộng
Phật ngồi mê trong hương

Thôi anh dẫn em về
Thuyền yêu ta đã dục
Chùa Trong ra bến Đục
Nắng chiều đang dần mê

Suối Yến đợi chờ ta
Trời sao buông thạch nhũ
Đêm như chùa Hương mở
Ở trên đầu hai ta .