Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

LOẠI BỎ NGÂN HANHGF YẾU KÉM, GIA ĐÌNH TRỊ, SỞ HỮU CHÉO

Ngân hàng và điểm nhạy cảm “sở hữu chéo”, “gia đình trị”
Các chuyên gia đã nhiều lần khuyến cáo, để góp phần giải quyết tình trạng cổ đông lớn chi phối và biểu hiện “gia đình trị” trong hệ thống, cần thúc đẩy nhanh tiến trình lên sàn niêm yết của tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần.
In
Qua gần hai năm thực hiện Đề án 254 về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã xử lý xong 9 ngân hàng yếu kém và loại bỏ một số nhân tố tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ. 

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những kết quả này không thể lu mờ mối lo từ các “công ty sân sau” của các ông chủ ngân hàng cổ phần, tình trạng phức tạp của sở hữu chéo và cả tính chất “gia đình trị” đang len lỏi vào một vài ngân hàng thương mại nhà nước chi phối vốn.

Mới chỉ rọi đèn mờ vào bóng tối?


Theo báo cáo của Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2013, đơn vị này đã tiến hành gần 1.000 lần thanh tra và trên 300 lần kiểm tra hoạt động của các tổ chức tín dụng trên khắp cả nước.

Thông qua đó, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện và xử lý hàng loạt vi phạm trong cấp tín dụng như: cho vay vượt quá giới hạn với một vài hoặc nhóm khách hàng ẩn chứa nhiều nghi ngờ về công ty sân sau của các ông chủ ngân hàng; mua bán quyền truy đòi nợ, thậm chí mua bán nợ có kỳ hạn để che đậy nợ xấu hay cho vay để đảo nợ.

Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước cũng xử lý nghiêm tình trạng các ngân hàng dễ dãi chấp nhận khách hàng, dẫn đến chất lượng tín dụng không đạt chuẩn, nợ xấu tăng cao nhưng không trích lập dự phòng đúng với quy định. Chưa kể, số liệu báo cáo nợ xấu của các tổ chức tín dụng thấp hơn số liệu giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng và điểm nhạy cảm “sở hữu chéo”, “gia đình trị” 1Khi tái cơ cấu 9 ngân hàng thương mại yếu kém, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng sở hữu chéo này để thay thế sở hữu chéo kia và điều này có thể dẫn đến cơ cấu chủ sở hữu còn phức tạp hơn trước đó.Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright

Đáng chú ý, sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 780 cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ theo hướng giãn, hoãn kỳ hạn nợ để tránh áp lực nợ bị “nhảy nhóm”, không ít đơn vị đã lạm dụng quá mức chính sách này để tránh áp lực về số liệu nợ xấu. Chính hành vi này dẫn đến nợ xấu không được phản ánh thực chất và không trích lập đủ mức cần thiết.

Song song, Ngân hàng Nhà nước cũng phát hiện và xử lý nhiều tổ chức tín dụng vi phạm quy định về các tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng, chuyển nhượng cổ phần cũng như giới hạn sở hữu cổ phần.

Ngoài ra, tình trạng huy động vốn vượt trần lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn tồn tại ở không ít ngân hàng thông qua nhiều hình thức lách luật như “chiết khấu sổ tiết kiệm”, “hợp đồng ủy thác quản lý vốn”, trả thêm tiền lãi qua “phụ lục hợp đồng”...

Cũng thông qua các cuộc thanh, kiểm tra nói trên, trong năm 2013, Cơ quan Thanh tra giám sát đã gửi đến các tổ chức tín dụng trên 9 nghìn kiến nghị căn chỉnh hoạt động đi vào khuôn phép và các đơn vị đã thực hiện được một nửa trong số các kiến nghị trên.

Đặc biệt, điểm nhấn mà Cơ quan Thanh tra giám sát đưa ra là cần phải đánh giá đúng thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng và đề xuất các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu, ngăn chặn kịp thời các hành vi lạm dụng và chi phối ngân hàng của các cổ đông lớn và nhóm người có liên quan tại các ngân hàng.

“Lực lượng thị trường” là ai?

Mặc dù tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2014 tổ chức tại Hà Nội và Tp.HCM chỉ đề cập lướt qua vấn đề sở hữu chéo nhưng lại rất thu hút sự chú ý của giới phân tích tài chính. Thậm chí, họ dõi ánh mắt về phía Ngân hàng Nhà nước để xem cơ quan này sẽ ứng xử như thế nào trước thực trạng này.

Trước đó, không phải ngẫu nhiên mà tại một hội thảo về chính sách tiền tệ (30/10/2013), ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright đã thẳng thắn: “Khi tái cơ cấu 9 ngân hàng thương mại yếu kém, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng sở hữu chéo này để thay thế sở hữu chéo kia và điều này có thể dẫn đến cơ cấu chủ sở hữu còn phức tạp hơn trước đó”.

Điều ông Thành nói không phải không có cơ sở vì theo thông lệ quốc tế, khi xử lý nợ xấu, Nhà nước thường bỏ ra một khoản tiền mua đứt bán đoạn số nợ xấu, tái cơ cấu lại chúng để bán sau này; đồng thời làm sạch bảng cân đối tài sản cho các ngân hàng thương mại để họ tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng với doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam, do nguồn lực ngân sách có hạn nên các nhà quản lý đã nghĩ ra phương cách sử dụng “lực lượng thị trường” để tái cơ cấu các đơn vị yếu kém. 

Nói cách khác, Ngân hàng Nhà nước đã thay thế các ông chủ yếu kém bằng các ông chủ khỏe mạnh hơn. Nhưng, phía sau các ông chủ ngân hàng được coi là khỏe mạnh về tài chính thì hầu hết lại không có nghề ngân hàng, đó là chưa nói đến việc họ lấy tiền ở đâu để sở hữu ngân hàng lại là vấn đề nhạy cảm khác mà cơ quan quản lý không dễ đụng vào. Chưa kể, còn nhiều ông chủ ngân hàng khác xuất thân là kỹ sư vô tuyến điện, buôn bán đất đai...

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Phát triển kinh doanh Hà Nội (BDI) nói: “Về dài hạn, phải tìm cách đưa bằng được các ông chủ này ra khỏi vị trí sở hữu chủ chốt ở các ngân hàng. Bởi lẽ, phía sau những ngân hàng “gia đình trị” nói trên là những công ty sân sau, khiến cho nguồn lực tiết kiệm của xã hội không được phân bổ đúng nơi chốn mà nhiệm vụ của một trung gian tài chính cần phải thực hiện”.

Nới “room” cho cổ đông và lên sàn?


Cũng theo một chuyên gia, vấn đề “gia đình trị” không chỉ tồn tại ở khối ngân hàng cổ phần mà bắt đầu len lỏi vào một vài ngân hàng thương mại Nhà nước chi phối vốn dưới các hình thức khác nhau. 

Không tiện nhắc tên cụ thể, ông này nêu lên tình trạng ở một ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa, chủ tịch hội đồng quản trị này gần như “lãnh chúa”, quyết tất cả mọi vấn đề trong hoạt động thay vì tôn trọng ý kiến cổ đông. 

Đơn cử, một dự án đầu tư trụ sở hoạt động trị giá hàng tỷ USD, trong khi đã lựa chọn nhà thầu, nhà thi công nhưng vẫn tự quyết thay đổi; tùy tiện sử dụng nguồn tiền từ các quỹ phi kinh doanh cho hoạt động thiện nguyện nhưng không thông qua đại hội cổ đông; đề bạt con cháu giữ các chức vụ phó tổng giám đốc ngân hàng dù các nhân lực này có tuổi đời quá trẻ, quá trình cống hiến đối với ngân hàng còn ít hơn nhiều người khác. 

Và đặc biệt, vị này dù đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn cố gắng vận động ở lại với lý do “đại biểu Quốc hội chưa hết nhiệm kỳ”.

Ngân hàng và điểm nhạy cảm “sở hữu chéo”, “gia đình trị” 2Ngân hàng Nhà nước coi việc thúc đẩy các ngân hàng thương mại nhanh chóng niêm yết trên sàn chứng khoán là biện pháp để minh bạch hóa hoạt động của ngân hàng. Trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước sẽ đôn đốc các ngân hàng thương mại phải có lộ trình hiện thực hóa quá trình niêm yết.Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Trước thực tế này, các chuyên gia đã nhiều lần khuyến cáo rằng, để góp phần giải quyết tình trạng cổ đông lớn chi phối và biểu hiện “gia đình trị” trong hệ thống, cần thúc đẩy nhanh tiến trình lên sàn niêm yết của tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần. Đồng thời, nên nới “room” sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài lên mức cao hơn 20% mà Chính phủ vừa cho phép mới đây.

Tại buổi gặp mặt báo chí ngành ngân hàng vừa tổ chức cuối tháng 12/2013, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói: “Ngân hàng Nhà nước coi việc thúc đẩy các ngân hàng thương mại nhanh chóng niêm yết trên sàn chứng khoán là biện pháp để minh bạch hóa hoạt động của ngân hàng. Trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước sẽ đôn đốc các ngân hàng thương mại phải có lộ trình hiện thực hóa quá trình niêm yết”.

Tuy nhiên, liệu có phải cứ lên sàn là hệ thống ngân hàng chấm dứt sở hữu chéo cũng như tình trạng “gia đình trị”?

Trên thực tế không hoàn toàn phải vậy, vì quan sát ở khối cổ phần, hầu hết đều do nhiều chủ sở hữu nhưng không vì thế mà nguồn vốn góp của họ và dòng tiền cấp tín dụng cho các dự án được minh bạch hoàn toàn. Không ít trường hợp cổ đông góp vốn không phải do nguồn vốn của chính mình mà được lấy từ tín dụng thông qua các bút toán phủ thủy.

Trong giới ngân hàng hiện đang xôn xao phi vụ giải ngân hàng nghìn tỷ đồng cho một ông chủ bất động sản kiêm chủ gỗ chỉ trong ít ngày nhưng không có mục đích rõ ràng để sử dụng vào mục đích mua cổ phiếu ngân hàng. Và sau khi nắm giữ đủ một lượng cổ phiếu cần thiết, rất có thể ông này sẽ thống lĩnh ngân hàng và tìm cách đưa tiền ra giải vây cho những dự án đất đai của mình đang bất động nhiều năm nay.

Chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh cho rằng, muốn triệt được sở hữu chéo và “gia đình trị” trong hệ thống ngân hàng thì phải kiểm soát dòng tiền đến và đi. 

Có nghĩa là, một cổ đông muốn góp vốn và hoặc mua cổ phiếu ngân hàng, cần phải biết người đó lấy tiền ở đâu ra. Cùng đó, với hệ thống theo dõi core banking từ thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước đến các tổ chức tín dụng, phải kiểm soát chặt dòng tiền ra cho ai vay, mục đích gì. 

Đây quả là áp lực lớn đối với Cơ quan Thanh tra giám sát và cao hơn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Không khó, nhưng xử lý lại là vấn đề không dễ!

TRẦN HUYỀN NHƯ CHIẾM ĐOẠT TIỀN CỦA AI?

Vậy thì Huyền Như chiếm đoạt tiền của ai?
Huỳnh Thị Huyền Như trên đường dẫn giải về trại giam, sau phiên tòa ngày 7/1 - Ảnh: NLĐ.
Chiều 15/1, VnEconomy nhận được cuộc gọi từ lãnh đạo một ngân hàng thương mại, cũng là một luật sư từng nhiều năm trước phụ trách phòng pháp chế của một tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp.

“Tôi nhận thấy không phải ai cũng hiểu là chuyện gì đã xảy ra ở vụ án này”, vị lãnh đạo ngân hàng trên đặt vấn đề.

Để tạo thông tin đa chiều, những góc nhìn khác nhau về vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, vụ án đang được xét xử với những vấn đề phức tạp, VnEconomy tóm lược nội dung của cuộc gọi chủ động trên.

Vị lãnh đạo ngân hàng trên nói:

“Không phải ai cũng hiểu chuyện gì đã xảy ra, vậy chuyện gì đã xảy ra?

Huỳnh Thị Huyền Như kêu gọi khách hàng gửi tiền về Vietinbank, bằng hình thức ủy thác, gửi tiền trực tiếp… Sau khi khách hàng gửi tiền vào Vietinbank, Huyền Như có hai thủ đoạn chính để rút tiền. Một là, dùng chứng từ giả để rút ra, giả chữ ký của chủ tài khoản. Hai là, dùng chứng từ giả, giả chữ ký và thế chấp khoản tiền đó để vay Vietinbank, chiếm đoạt tiền vay; sau đó bị bắt, Vietinbank trích tiền gửi của khách hàng để bù đắp cho việc cho vay này, mặc dù hợp đồng thế chấp là giả.

Phần lớn số tiền Huyền Như chiếm đoạt là bằng hai thủ đoạn đó.

Chiếm đoạt tiền là rõ, ai cũng thấy rõ, Huyền Như cũng thừa nhận, không phải bàn cãi nữa. Nhưng câu chuyện Huyền Như chiếm đoạt tiền của ai mới là vấn đề.

Sau khi ông A gửi tiền vào Vietinbank và Huyền Như chiếm đoạt tiền trên tài khoản của ông A, vậy thì Huyền Như chiếm đoạt tiền của ông A hay của Vietinbank? Đấy mới là vấn đề, chứ không phải việc xử lý Huyền Như, xử lý Huyền Như thì đơn giản.

Vấn đề của vụ án không phải là xử lý Huyền Như vì Huyền Như đã thừa nhận việc chiếm đoạt đó rồi. Chuyện phức tạp là chiếm đoạt tiền của ai, Vietinbank có phải đền tiền cho khách hàng hay không?

Một số kênh thông tin có đăng, nói Vietinbank không chịu trách nhiệm về việc Huyền Như chiếm đoạt tiền vì nhiều lý do: nguồn gốc gửi không hợp pháp, có ngân hàng đem tiền ủy thác cho các cá nhân gửi vào Vietinbank, để cho Huyền Như chiếm đoạt; Huyền Như đi huy động tiền đã có ý định chiếm đoạt từ đầu, lấy tư cách Vietinbank đi huy động để chiếm đoạt; Huyền Như huy động lãi suất cao, các cá nhân gửi tiền ham lãi suất cao và bị chiếm đoạt…

Rất nhiều lý do. Nhưng người ta quên mất một điều, cho dù ông A ăn cắp tiền của ông B hay ngược lại, ông A hay B ham lãi suất cao nhưng khi gửi tiền vào Vietinbank rồi, trên tài khoản của ông A hay B rồi thì trách nhiệm quản lý của Vietinbank đối với tài khoản đó là không phải bàn cãi. Ngay cả một kẻ buôn thuốc phiện gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm quản lý nguồn tiền đó như những khách hàng khác, còn cơ quan pháp luật có tịch thu số tiền đó hay không lại là câu chuyện khác.

Câu chuyện nữa là chi trả lãi suất. Không ai từ chối việc ngân hàng trả lãi suất cao cho mình cả. Người gửi tiền không quan tâm đến việc đúng quy định hay không đúng quy định. Giả sử lãi suất có vượt quy định thì cũng không thể phủ nhận trách nhiệm của Vietinbank đối với khoản tiền gửi đó của khách hàng.

Vietinbank có nói khách hàng có trách nhiệm quản lý số dư của mình, ngân hàng không có trách nhiệm quản lý tài khoản. Tôi phải nói thật đó là điều dở nhất. Ý là, khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, anh phải tự quản lý thông qua internet banking, mobile banking… để xem, nếu chẳng may bị mất tiền ông phải báo cho ngân hàng ngăn chặn. Nhưng Vietinbank nhầm một chỗ: ngân hàng có hai tư cách.

Tư cách thứ nhất: đi vay để cho vay, đi vay của dân chúng và cho vay lại dân chúng, khi đi vay thì ông phải quản lý chặt số tiền ông đã vay được. Ông nhận tiền gửi của dân mà ông không quản lý thì lấy đầu nguồn cho người khác vay?

Tư cách thứ hai: ngân hàng làm nhiệm vụ thanh toán, cung ứng dịch vụ thanh toán. Ông A gửi tiền vào ngân hàng, muốn chuyển tiền cho ông B, ông A ra lệnh như thế nào thì ngân hàng thực hiện như vậy một cách chính xác, nếu không chính xác thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm.

Với hai tư cách trên, nếu có bàn cãi nào khác đi thì không còn là ngân hàng nữa. Cho dù gì đi nữa, tiền trong tài khoản của người ta, ông để cho nhân viên của ông dùng chứng từ giả để rút, ông phải chịu trách nhiệm là đương nhiên. Có thể người gửi tiền đòi lãi suất cao, nguồn gốc tiền không đúng quy định, nhưng đó không phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả Huyền Như chiếm đoạt tiền. 

Nguyên nhân là do lỗ hổng trong quản lý của ngân hàng, vì đã không quản lý chặt chẽ mà để Huyền Như dùng chứng từ giả để rút tiền. Nếu để Huyền Như dùng chứng từ giả để rút được, thì bất kể nguồn gốc tiền gửi là đúng pháp luật hay trái pháp luật, trả lãi suất đúng quy định hay sai quy định thì Huyền Như đều rút được ra. Vấn đề ở chỗ đó.

Người ta đã quên đi trách nhiệm của ngân hàng đối với người gửi tiền, quên đi tư cách của ngân hàng là đi vay để cho vay và cung cấp dịch vụ thanh toán. Mọi tranh cãi về trách nhiệm của ngân hàng trong chuyện này là thừa, vì tranh cãi khác đi thì Vietinbank không còn là ngân hàng nữa.

Nói tóm lại, câu chuyện xảy ra là gì? Tiền của khách hàng đã chuyển vào tài khoản hợp pháp của ngân hàng rồi, sau đó Huyền Như dùng chứng từ giả để rút ra. Đơn giản vậy thôi.

Về nguồn gốc tiền gửi lại là chuyện khác. Không có người gửi tiền nào phải chứng minh nguồn gốc tiền của mình cả. Cho dù tiền đó bất hợp pháp hay hợp pháp thì ngân hàng vẫn phải quản lý như nhau. Không thể nói tiền đó có nguồn gốc bất hợp pháp, trả lãi suất sai nên không quản lý. Đơn giản vậy thôi”.

Ngoài những nội dung trên, trao đổi với VnEconomy trong cuộc gọi chủ động đó, vị lãnh đạo ngân hàng trên còn cho rằng, câu chuyện ở đây không còn là riêng Huyền Như, riêng Vietinbank và các cá nhân, tổ chức gửi tiên trong khuôn khổ vụ án nữa, mà còn là niềm tin và trách nhiệm trong hoạt động ngân hàng nói chung.

* Về vấn đề trách nhiệm cũng như khía cạnh mà cuộc gọi trên đề cập, tại phiên tòa, trả lời Hội đồng Xét xử các câu hỏi của luật sư, ông Nguyễn Mạnh Toàn, chuyên viên phòng pháp chế của Vietinbank đã nói rằng, các bộ luật, nghị định, quyết định hoặc các văn bản dưới luật khác không có điều khoản nào quy định về trách nhiệm quản lý tài khoản tiền gửi, tài khoản của khách hàng được mở tại ngân hàng cũng như quản lý số dư trên các tài khoản này tại ngân hàng.

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Theo dòng thời sự

Bằng chứng nào lôi “ông anh” mật báo Dương Chí Dũng ra ánh sáng?

Tô Hội Thực hiện
Theo Kiến thức .
VA ; Nghe cũng có lý, hi hi
Không có lý do gì để Dương Chí Dũng bịa đặt ra những điều đó. Các cơ quan phải phải làm cẩn trọng vì đó là uy tín, sinh mệnh chính trị của cán bộ”, LS Phan Xuân Xiểm chia sẻ.
Sau hai ngày xét xử, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài do Dương Tự Trọng chủ mưu. Xung quanh vụ xét xử này, Kiến Thức đã có buổi trao đổi với LS Phan Xuân Xiểm, nguyên Vụ trưởng Vụ Trung ương 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Không có lửa, làm sao có khói?
Căn cứ các quyết định về độ tuyệt mật, tối mật trong Công an nhân dân, căn cứ lời khai của các bị cáo cùng nhân chứng và đề nghị của VKS, HĐXX nhận thấy có dấu hiệu làm lộ nên ra quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước. Ông đánh giá gì về vụ án này?
Trước tiên nói về vụ án, tôi nghĩ việc xét xử như vậy là đúng pháp luật, nghiêm minh và mang tính răn đe. Nó là hành động mạnh mẽ để phòng chống tham nhũng, là yêu cầu cấp bách đặt ra trong tình hình hiện nay. Từ đầu, khi xảy ra sự việc này tôi cũng nhìn nhận một mình Dương Chí Dũng không làm được tất cả những việc này. Nó phải là sự móc ngoặc cấu kết với nhau và phải là những người có chức vụ, có quyền, thậm chí là quyền rất lớn thì mới làm được.
Việc Dương Chí Dũng khai nhận trước tòa được “một ông anh” ở Bộ Công an mật báo cho biết tin mình bị bắt cũng là dễ hiểu. Điều này phù hợp với các tình tiết diễn biến của vụ án. Còn việc người báo tin này là ai, nhận hối lộ của Dương Chí Dũng như thế nào, thì các cơ quan điều tra phải vào cuộc để làm rõ.
Dư luận khá bàng hoàng với những thông tin mà Dương Chí Dũng khai tại tòa. Có người bảo ông ta đằng nào cũng bị tử hình nên sẽ khai hết “đồng chí”. Cũng có người bảo chưa thể tin được những lời khai này, ông nghĩ sao?
Tôi thì luôn nghĩ “không có lửa làm sao có khói”. Không có lý do gì để Dương Chí Dũng bịa đặt ra những điều đó. Vấn đề bây giờ là đã khởi tố vụ án, các cơ quan phải xác minh rõ ràng, có chứng cứ cụ thể để kết luận. Phải làm rất cẩn trọng vì đó là uy tín, là sinh mệnh chính trị của cán bộ.
Là người trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra khá nhiều vụ việc khi còn làm ở Ủy ban Kiểm tra Trung ương, theo ông thì việc chứng minh điều này có khó lắm không?
Khi còn làm, tôi đã chứng kiến những vụ việc mà theo hiểu biết của mình, theo những hồ sơ mình tiếp cận, theo người tố cáo nói, thì việc cán bộ cấp cao kia nhận cả một va li tiền là có thật. Thế nhưng, không thể tìm ra manh mối, không có một bằng chứng nào để chứng minh được điều đó. Không có giấy nhận tiền là đương nhiên rồi, nhưng không có ghi âm, không có quay phim, không có bằng chứng. Cán bộ kia thì đương nhiên là chối bay chối biến.
Trường hợp giả sử không tìm ra bằng chứng về các nội dung mà Dương Chí Dũng khai thì sao?
Thực tế nhiều vụ án đã phải bị đình chỉ điều tra do không tìm ra được bằng chứng. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng trong vụ án này, với sự quan tâm của dư luận, sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự thật, dù là khó, rất khó, cũng sẽ được tìm ra. Và phải dựa trên các yếu tố có cơ sở thì cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án. Nếu không tìm ra bất cứ bằng chứng gì, chỉ dựa vào lời khai tại tòa, thì rất khó để khởi tố bị can.
20140112-104623.jpg
LS Phan Xuân Xiểm, nguyên Vụ trưởng Vụ Trung ương 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói về lời khai của Dương Chí Dũng tố cáo người “mật báo”.
“Cáo già” còn nhiều lắm
Thực tế việc chứng minh một người có nhận tiền hối lộ hay không, rõ ràng nếu không có bằng chứng thì rất khó. Nhưng nếu vụ việc này mà “chìm xuồng”, bản thân tôi cũng như nhiều người sẽ thấy thất vọng?
Đúng là rất khó, bởi nó là chuyện hai người. Lúc đưa đó là với cái tâm thế nhờ cậy, tin tưởng. Hơn nữa, hai cá nhân đó lại rất là kinh nghiệm, “cáo già” rồi, họ có đủ mánh khóe, tinh vi, đủ tính táo để xóa đi dấu vết. Thế nên, người ngoài muốn biết, muốn chứng minh thì khó lắm. Nhưng tôi nghĩ cán bộ điều tra làm được, chỉ cần có cái tâm là làm được thôi.
Sự tinh vi trong các hành vi tham nhũng ngày càng tăng, cái số cán bộ “cáo già” ấy phải chăng cũng không ít?
Ngay trong Nghị quyết T.Ư 4 của Đảng cũng đã chỉ ra “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất”. Tôi cho rằng, con số này cũng không ít. Tham nhũng ngày càng tinh vi hơn, phức tạp hơn, bởi thế công cuộc phòng chống tham nhũng lại càng khó khăn hơn.
Có thể lý giải được sự tinh vi ngày càng tăng này?
Người càng hiểu biết pháp luật thì lại càng dễ luồn lách, lợi dụng các kẽ hở để vi phạm. Từ đó có kinh nghiệm để đối phó, biết cách che đậy những điều mình sai trái. Thế nên khi xét xử người dân thì nhanh lắm. Nhưng xét xử cán bộ, cán bộ cấp cao, thì khó lắm. Mối quan hệ chi phối, tiền, chức vụ, ân nghĩa, công – tội… mà người làm không cẩn thận thậm chí còn bị họ tố cáo lại.
Nói “dân gian” là oan cho dân
Người bị tố cáo hẳn là sẽ không bao giờ nhận tội nếu cơ quan điều tra không đưa ra được các bằng chứng xác thực, kể cả người bị tố cáo ấy là cán bộ cấp cao đến thế nào?
Khi tôi còn làm thì cũng có nhiều tố cáo liên quan đến cán bộ, thậm chí là cán bộ cấp cao. Nên tôi và bạn bè nhiều khi cũng hay nói đùa, ta cứ nói dân gian nhưng thực ra không phải thế đâu, oan cho dân, cán bộ mới gian. Càng có chức cao càng gian. Thực tế nó cũng chứng minh rồi.
Nghĩa là trở lại với câu hỏi lúc đầu tôi nêu, ông tin vào lời khai của bị cáo Dương Chí Dũng?
Đúng, tôi tin, không loại trừ khả năng một cán bộ cấp cao vi phạm.
Ông nhìn nhận thế nào về công cuộc phòng chống tham nhũng chúng ta đang làm?
Tôi trải qua nhiều, cũng chứng kiến nhiều vụ việc như PMU 18, Vinashin, nhưng đây đúng là cao điểm của công cuộc này. Các sai phạm đã được làm rõ, nhưng cũng phải chỉ ra được trách nhiệm liên quan của các cá nhân, tổ chức trong việc này. Thế thì sức răn đe và hiệu quả mới tốt được.
Ông có thấy bức xúc với câu chuyện về vụ án Dương Chí Dũng, hay bởi tiếp xúc quá nhiều với những vụ việc này rồi, ông thấy nó cũng thường thôi?
Tôi cũng bức xúc lắm, bất bình lắm chứ. Đây là cao điểm của công cuộc phòng chống tham nhũng, nên tôi cũng chờ những diễn tiến sắp tới đây như thế nào. Việc nghiêm trị những kẻ sai phạm sẽ nhận được sự đồng tình của người dân và tăng niềm tin của người dân vào pháp luật.
Xin cảm ơn ông!
Đã từng có những cán bộ cấp cao phẩm chất đạo đức không ra gì. Và còn nhớ đã từng có bộ trưởng phải đi tù vì tham nhũng. Đừng nghĩ cán bộ cấp cao thì trong sáng, không có tội lỗi gì. Tất nhiên đa phần cán bộ của ta là tốt, trưởng thành từ cơ sở, được lựa chọn, cọ xát, gương mẫu, tận tụy. Nhưng cũng không loại trừ các cá nhân sâu mọt, cơ hội.

Mặc Lâm
Theo RFA
20140110-001646.jpg
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, ảnh chụp trước đây
Lời tố cáo Thượng tướng Phạm Quý Ngọ tham ô 500 ngàn đô la trước tòa của Dương Chí Dũng mở đầu cho một quyết định khởi tố vụ án nhanh và khá bất ngờ cho người theo dõi.
Bùa hộ mạng đã mất
Chiều ngày 8 tháng 1 năm 2014 Thẩm phán Trương Việt Toàn thay mặt cho Tòa án Nhân dân Hà Nội và Hội đồng xét xử đã công bố quyết định khởi tố vụ án ngay khi tòa tuyên án cho các bị cáo, tức ngay một ngày sau đó.
Khởi tố này căn cứ theo lời khai trước tòa của Dương Chí Dũng là đương sự đã hối lộ cho Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ 500 ngàn đô la và được ông này thông báo cho biết là phải trốn đi. Thượng tướng Phạm Quý Ngọ lúc ấy được phân công làm trưởng ban chuyên án Vinalines mà nhân vật chính của vụ án này là Dương Chí Dũng.
Vụ án Dương Tự Trọng đã xử xong, những lời khai chấn động của ông Dương Chí Dũng tuy vẫn còn dư âm nhưng xem ra ngày một ít đi vì người ta chờ đợi diễn tiến mới sau quyết định khởi tố của Tòa án Nhân dân Hà Nội.
Nói chuyện với báo chí sau phiên tòa, Thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết lời khai và các chứng cứ như sổ tay và các cuộc gọi của Dương Chí Dũng là căn cứ để khởi tố hồ sơ vụ án.
Câu hỏi đặt ra khi chấp nhận sổ tay ghi chép của người bị án từ hình trở thành chứng cứ để tiến hành điều tra thì có đúng với quy định của tư pháp hay không, nếu đây có thể là chứng cứ giả được tạo ra khi Dương Chí Dũng trên đường bỏ trốn thì sao? Câu hỏi này được Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trả lời:
“Nhật ký diễn biến của một người cũng là chứng cứ, nó cũng được xem là nguồn chứng cứ để người ta làm đầu mối điều tra theo dõi cũng như nhật ký, các mối quan hệ giờ giấc đi lại hay giao tiếp. Tất cả những cái đó hình thành chứng cứ người ta dựa vào đó. Mình tưởng là chứng cứ chết nhưng khi dựng lại thì nó sống khi có căn cứ pháp lý, tức là căn cứ khoa học nhìn nhận việc đó. Việc chứng minh cũng là trách nhiệm của cơ quan điều tra. Chứng cứ đó rất quan trọng nhưng nó phải được chứng minh.”
Người ta còn nhớ trong phiên tòa của chính mình trước đó Dương Chí Dũng rất tự tin và thậm chí còn làm thơ trước tòa nữa vì ông ta tin rằng lá bài mang tên Phạm Quý Ngọ sẽ được thế lực nào đó âm thầm giảm án cho ông, và vì vậy ông kiên trì không khai ra như một bùa hộ mạng. Thế nhưng bản án tử hình đã làm cho ông tuyệt vọng và tên của Phạm Quý Ngọ được công khai là phản ứng quyết liệt đối với thế lực làm ngơ trước số phận của ông.
Sau khi lời tố cáo của Dương Chí Dũng nổ ra Bộ công an mới công khai rằng sau khi bị bắt tại Campuchia mang về Việt Nam Dương Chí Dũng đã khai toàn bộ sự việc này với cơ quan điều tra của Bộ công an.
Trung tướng Hoàng Kông Tư, quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an nói với báo chí rằng trước đây trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng đã khai báo về chuyện của Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã báo cáo với lãnh đạo Bộ Công an.
20140110-001737.jpg
Ông Dương Chí Dũng vào phòng xử án hôm 12 tháng 12, 2013
Cũng theo Trung tướng Hoàng Kông Tư thì kết quả điều tra, xác minh đến nay xác định không có cuộc gọi trao đổi trong các list điện thoại như Dương Chí Dũng khai báo và bản thân Dương Chí Dũng cũng đã nhiều lần thay đổi lời khai trước Cơ quan An ninh điều tra, nên chưa đủ căn cứ kết luận.
Lời giải thích của Trung tướng Hoàng Kông Tư không làm cho người dân thỏa mãn vì trong phiên tòa xử tử hình ông Dũng Viện Kiểm sát không hề nhắc tới chi tiết cực kỳ quan trọng này.
Luật sư Trần Quốc Thuận nhận xét:
“Cơ quan điều tra họ đã vào cuộc từ lâu rồi mặc dù bây giờ không khai ra như thế nhưng tôi biết những cơ quan an ninh họ đã vào cuộc từ lâu rồi và phiên tòa này chỉ là hình thức thôi. Họ đã bắt đầu khi có lời khai của Dương Chí Dũng, họ đã khoanh vùng điều tra rồi chứ không phải tới bây giờ họ mới giật mình khi nghe Dương Chí Dũng khai tại tòa. Không phải, cơ quan điều tra không thể ngây thơ như thế được. Có lời khai của Dương Chí Dũng có việc Dương Chí Dũng bị lộ khi chạy trốn thì ngay lúc đó họ đã khoanh vùng điều tra rồi.”
Nhiệm vụ bất khả thi
Dư luận đặt câu hỏi rằng nếu đã điều tra thì tại sao lại giấu chi tiết của một nhân vật quan trọng như vậy? Đúng hay sai thì người bị tố cáo phải trình diện trước tòa án để trả lời. Hành động bịt miệng lời khai của bị can có vi phạm hoạt động tư pháp hay không? Phải chăng công an điều tra công an là một nhiệm vụ bất khả thi nhất là cấp dưới điều tra cấp trên trong cùng hệ thống.
Trong phiên tòa Dương Chí Dũng lần trước cơ quan báo chí tuy được tham dự nhưng bị buộc không được mang theo các phương tiện tác nghiệp như máy thu âm, máy ảnh hay computer. Họ chỉ được mang theo giấy bút và bị cấm chụp ảnh bằng điện thoại.
Phiên tòa lần này hoàn toàn khác, không những được chụp ảnh họ còn được phép thu toàn bộ lời khai chấn động của ông Dương Chí Dũng để cả nước biết rằng không những Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ đã ăn hối lộ 500 ngàn đô la mà ngay cả Bộ trưởng công an Trần Đại Quang cũng dính vào câu chuyện tham ô này. Dương Chí Dũng tố cáo Bộ trưởng Trần Đại Quang khi khai ông này là người đã “nêu ý kiến với anh Ngọ” để ‘anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp”.
Nhà báo Lê Phú Khải làm việc cho Đài Truyên hình Trung ương nhiều chục năm cho biết nhận xét của ông về những thay đổi này:
“Khi họ để báo chí vào đông như thế thì đã có chủ trương của người ta rồi. Tất cả các vụ án người ta đều xử theo chủ trương theo lợi ích chính trị của người cầm quyền chứ không xử theo pháp luật. Nếu theo luật thì nhiều người bị bắt lắm, mấy ông giàu có thế lực thì tiền đâu mà ra? Họ xử theo bước đi theo nước cờ chính trị của người ta thế thôi. Lúc người ta xử thế này nhưng cũng có lúc người ta xử thế khác chứ làm gì có pháp luật trong một chế độ toàn trị?
Theo tôi thì tùy theo không khí, “nghĩa vụ chính trị” của người cầm quyền mà họ sẽ có cách điều hành tòa án điều hành báo chí và thông tin có lợi cho họ. Đây là vụ án tham nhũng có thể nó cần mang tính điển hình hoặc là những thế lực đứng đằng sau họ có những cái quyết định của họ để xét xử từng vụ án một.”
Trong cả hai phiên tòa báo chí không bỏ qua chi tiết về sự tham gia âm thầm của ông Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh. Trong phiên xử Dương Chí Dũng ông ngồi một mình nơi phòng riêng theo dõi qua truyền hình trực tiếp và có lẽ cùng với tờ khai của Dương Chí Dũng tố cáo ông Phạm Quý Ngọ gửi cho ông trước đó trên tay.
Lần trước ông trở ra xe với bản án tử hình dành cho Dương Chí Dũng.
Lần này ông theo dõi phiên tòa của Dương Tự Trọng cũng trong phòng riêng và lời tố cáo của Dương Chí Dũng được ông nghe tường tận từng lời từng chữ thay vì đọc trên giấy.
Ông Nguyễn Bá Thanh ra về sau khi nghe lệnh khởi tố vụ án mà điểm nhắm tới lần này là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, đương kim Thứ trưởng công an. Hai hình ảnh này làm giới quan sát nghĩ rằng vai trò định hướng của ông Nguyễn Bá Thanh là rất lớn vì vụ án này được ông xem là một trong 6 đại án cần phải giải quyết.
Giới quan sát cũng cho rằng sau một thời gian im lặng chuẩn bị nếu Ban Nội chính Trung ương thành công lần này trong việc mang Phạm Quý Ngọ ra tòa thì sức mạnh của các phe phái đã đổi chiều tuy chưa biết là tốt hơn hay xấu hơn nhưng ít ra một vài con sâu cực lớn sẽ được bắt ra.

 ********
Ngay khi bị bắt ở Campuchia, Dương Chí Dũng đã khai ra việc biếu ông Ngọ 500.000 đô la. Khi đưa Dương Chí Dũng về tới TP Hồ Chí Minh, Dũng vẫn khai như vậy.
Nhưng rồi ít ngày sau, Dương Chí Dũng đã viết bản khai lại và xin lỗi ông Ngọ vì đã vu oan cho ông. Nguyên nhân tại sao lại vu oan cho ông Ngọ thì được Dương Chí Dũng nói trong bản khai ấy rằng do hoảng loạn tâm thần và căm tức ông Ngọ về việc chỉ huy quân lùng bắt Dương Chí Dũng ở khắp nơi. (Chẳng hiểu vì sao trước Tòa, khi Dương Chí Dũng khai ra việc này mà Tòa lại không đưa lời khai và lời xin lỗi của Dũng trước đó ra?)
Việc Dương Chí Dũng khai ông Ngọ nhận 500.000 đô la ngay tại thời điểm đó đã được báo cáo lên lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Các cơ quan chức năng của Đảng, Bộ Công an… cũng đã vào cuộc, xem xét hết sức cẩn trọng.
Và việc ông Ngọ vẫn được Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là minh chứng rõ nhất cho việc ông không ăn hối lộ của Dương Chí Dũng.
Thực ra, với những tình tiết Dũng khai trước Tòa, người ngoài nghe thì sẽ thấy đơn giản và việc mang tiền đi biếu xén, việc gọi điện thoại thông báo cho nhau “nhẹ như không”.
Nhưng họ không hiểu rằng, ông Phạm Quý Ngọ khi ấy là Trưởng ban Chuyên án Vinalines, là người đề xuất các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt để giám sát Dương Chí Dũng, đảm bảo nhất cử nhất động của Dũng đều được biết. Không đời nào ông lại dại dột dùng điện thoại của mình hoặc mượn điện thoại ai đó gọi cho Dương Chí Dũng. Và chính ông là người ký lệnh bắt Dương Chí Dũng, rồi cũng chính ông chỉ huy việc lùng bắt.
Việc Dương Chí Dũng mang 500.000 đô la đến nhà ông Ngọ mà lại qua mắt được lực lượng theo dõi thì quả thật là rất lạ. Vì nếu số tiền đó chỉ toàn tiền 100 đô la thì phải có 50 cọc, mỗi cọc 10.000 đô la. Số tiền này nặng chí ít là 5kg (1,6 triệu đô nặng 15kg theo cách đóng gói của Ngân hàng Mỹ). Xách một túi tiền nặng 5kg không phải là chuyện đùa. Hơn thế nữa lại ngang nhiên mang đến nhà riêng Thứ trưởng Bộ Công an, thì xem ra tình huống này có vẻ trinh thám lắm!
Việc bây giờ đã thế này, rõ ràng là cần phải làm cho ra ngô ra khoai. Nếu đúng là ông Phạm Quý Ngọ đã có hành vi như Dương Chí Dũng khai thì cần phải xử lý nghiêm. Còn nếu không, cũng phải công bố cho bàn dân thiên hạ biết để đảm bảo danh dự cho ông.
Trước phiên tòa khoảng 7 ngày, người viết bài này đã gọi điện cho ông Phạm Quý Ngọ hỏi về khả năng Dương Chí Dũng sẽ khai ra tình tiết 500.000 đô la trước Tòa. Ông bình thản nói rằng: “Kệ nó. Nó muốn khai gì thì khai. Sẽ có nơi điều tra làm rõ”.
Ông chỉ nói như vậy, rồi chuyển sang chuyện ông đang bị bệnh tật hành hạ.
Từ xưa đến nay, chuyện bị cáo ra Tòa khai vấy theo kiểu “trâu lấm vẩy bùn” cho người khác là không hiếm. Còn trong nghề công an, chuyện trinh sát bị đối tượng cho “leo cây”, cũng là chuyện chẳng hiếm. Chỉ có điều rằng nếu chỉ căn cứ theo những lời khai ấy mà suy diễn, rồi đặt ra những dấu hỏi rằng thế này, rằng thế khác thì xem ra chưa phải là công tâm!
Rất mong các cơ quan tố tụng khẩn trương vào cuộc, điều tra cho ra sự thực.
Nguyễn Như Phong
(PetroTimes)

Dương Chí Dũng có cố tình lôi ông Ngọ theo vì ân oán cá nhân?
Trong lúc có ý kiến cho rằng ông Dương Chí Dũng ‘có động cơ’ để ‘vu khống’ Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo cho ông bỏ trốn thì cũng có ý kiến cho rằng cần xem xét hết sức nghiêm túc lời khai của ông Dũng.
Hôm 7/1, trong phiên tòa xét xử em trai là Dương Tự Trọng và các đồng phạm về tội “Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài’, ông Dương Chí Dũng đã khai rằng người báo tin để ông bỏ trốn là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, đương kim thứ trưởng Công an.
Ông Dũng, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, đã bị tuyên án tử hình trong một phiên tòa trước đó về hai tội ‘Tham ô’ và ‘Cố ý làm trái’.
Đáng chú ý ông Phạm Quý Ngọ lại từng trưởng Ban chuyên án điều tra vụ việc ở Vinalines nên có ý kiến cho rằng Dương Chí Dũng ‘khai man’ ông Ngọ nhằm lật lại cuộc điều tra để gỡ tội cho bản thân.

‘Có bằng chứng thì khai’

BBC Việt ngữ đã đem vấn đề này trao đổi với ông Trần Đình Triển, luật sư bào chữa của ông Dương Chí Dũng trong phiên tòa trước.
Ông Triển đưa ra hai lập luận để cho rằng nhận định trên là ‘không chuẩn xác’.
Nếu anh không có bằng chứng mà khai ra làm mất uy tín người khác thì có thể bị xử lý tội vu khống.
Luật sư Trần Đình Triển
Thứ nhất, trong quy trình tố tụng có hai nguyên tắc là ‘bị cáo không được quyền vu khống người khác’ nhưng đồng thời ‘cũng không được che giấu’.
“Những vấn đề có căn cứ thì khai, nhưng không được lợi dụng yếu tố nào đó để có lợi cho bản thân mình,” ông giải thích.
Thứ hai, tình tiết có liên quan ông Ngọ cũng đã được ‘ông Dũng khai trong giai đoạn điều tra’ chứ không phải chờ đến sau khi biết có án tử hình mới khai, ông Triển cho biết.
“Tôi tin chắc những tình tiết này cũng đã được xem xét trong quá trình điều tra,” ông nói.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Luật sư Triển cũng xác nhận với BBC rằng chính ông đã khuyên thân chủ của ông không nên khai chi tiết về ông Ngọ trong phiên tòa xử ông mà đợi đến phiên tòa xử em trai của ông thì mới khai.
“Khi xét xử vụ án Dương Chí Dũng về tội ‘Cố ý làm trái’ và ‘Tham ô tài sản’, tình tiết báo tin không gắn với vụ việc nên nếu khai ra thì người ta sẽ hiểu nhầm mình đưa sự việc không liên quan,” ông giải thích và nói thêm rằng trong phiên tòa xử tội ‘Tổ chức trốn ra nước ngoài’ thì đưa ra lời khai về ông Ngọ sẽ phù hợp hơn.
Ông Triển cũng nói rằng với tư cách luật sư, ông đã khuyên thân chủ của ông rằng: “Cái gì có bằng chứng thì khai. Không có thì không khai và nên khai ở thời điểm nào.”
“Nếu anh không có bằng chứng mà khai ra làm mất uy tín người khác thì có thể bị xử lý tội vu khống,” ông nói.

Nhiều tình tiết

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ bị cho là ‘đang đổ bệnh’
Luật sư Triển cũng nói rằng có nhiều chi tiết cơ quan điều tra có thể xác minh về lời khai của ông Dũng.
“Chẳng hạn tình tiết ông Dũng khai gặp ông Ngọ ở Quảng Ninh (để đưa 10.000 đô la) thì cũng cần xác minh vợ chồng ông Ngọ tại thời điểm đó có mặt ở Quảng Ninh hay không,” ông dẫn chứng.
“Hay việc liên quan nhà ông Ngọ (ông Dũng khai đến căn hộ của ông Ngọ ở tòa nhà Pacific trên đường Lý Thường Kiệt để đưa 500.000 đô la) thì thường những khu chung cư có vị trí như vậy đều có camera (quay lại),” ông nói thêm.
“Vấn đề điện thoại liên lạc với nhau nữa, và còn chi tiết (ông Dũng khai) có người con trai ông Ngọ là Hùng tại thời điểm đó có đi dự sinh nhật của một gia đình – điều này có không?”
Về việc liệu ông Dũng khai thêm có phải là có động cơ muốn giảm nhẹ tội hay không, Luật sư Triển lập luận rằng nếu sự việc có thật mà ông Dũng không khai thì sẽ mắc tội ‘Che giấu tội phạm’, còn nếu không có thật mà ông Dũng khai thì sẽ phạm thêm tội ‘Vu khống’.
Không thể nào nói với vai trò Viện kiểm sát hay Hội đồng Xét xử dám đưa ra kết luận như vậy đối với một vụ án mà mang tính chất rất là bức xúc và chấn động dư luận.
Luật sư Trần Đình Triển
Còn về việc lời khai ông Dũng tại cơ quan điều tra bất nhất, lúc thì nói ông Ngọ mật báo, lúc nói không, ông Triển cho rằng ‘trong hồ sơ các vụ án lời khai không đồng nhất cũng thường xảy ra’.
“Trách nhiệm của cơ quan tố tụng phải chứng minh lời khai nào là đúng,” ông nói, “Ông Dũng phải khẳng định trong những lời khai mâu thuẫn đó thì lời khai nào là chính xác thì cơ quan bảo vệ pháp luật có căn cứ để xem xét có phù hợp không thì mới đưa ra kết luận được.”
Nhận định về việc Hội đồng xét xử trong phiên tòa Dương Tự Trọng ra quyết định khởi tố vụ án ‘Làm lộ bí mật nhà nước’, ông Triển cho rằng ‘đây là cả quá trình xem xét vụ án trước đó và cũng có những dấu hiệu và căn cứ rồi mới đi đến quyết định như vậy’.
“Không thể nào nói với vai trò Viện kiểm sát hay Hội đồng xét xử dám đưa ra kết luận như vậy đối với một vụ án mà mang tính chất rất là bức xúc và chấn động dư luận.”

‘Trâu lấm vẩy bùn’

Trong khi đó, ngày 9/1 báo mạng PetroTimes đã đăng bài viết của Tổng biên tập Nguyễn Như Phong, người vốn là đại tá công an, với lập luận ủng hộ Tướng Phạm Quý Ngọ rất rõ ràng và rằng lời khai của Dương Chí Dũng không đáng tin.
Điều đáng nói là vụ án chỉ vừa mới được khởi tố và sự vụ vẫn còn đang được điều tra.
Luật sư Trần Đình Triển tin rằng thân chủ ông có cơ sở khi đưa ra lời khai nhằm vào ông Ngọ
Tác giả Phong đã đưa ra một số lập luận để cho rằng lời khai của Dương Chí Dũng nhằm vào Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là đáng ngờ.
Theo Đại tá Phong thì vụ việc ông Dũng khai ông Ngọ sau khi bị bắt đã được báo lên các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đã được ‘xem xét hết sức cẩn trọng’ nhưng sau đó ông Ngọ vẫn được nâng hàm từ trung tướng lên thượng tướng.
“Việc ông Ngọ vẫn được Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là minh chứng rõ nhất cho việc ông không ăn hối lộ của Dương Chí Dũng,” tác giả viết.
Tác giả cũng đặt nghi vấn về lời khai bất nhất của ông Dũng, lúc thì khai đưa ông Ngọ 500.000 đô la, lúc thì ‘viết bản khai lại và xin lỗi ông Ngọ vì đã vu oan cho ông’.
Ngoài ra, ông cũng nghi ngờ rằng việc ông Dũng đem tiền đến nhà ông Ngọ mà ‘qua mắt được lực lượng theo dõi thì rất lạ’.
Việc ông Ngọ vẫn được Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là minh chứng rõ nhất cho việc ông không ăn hối lộ của Dương Chí Dũng.
Nguyễn Như Phong, tổng biên tập PetroTimes
“Xách một túi tiền nặng 5kg không phải là chuyện đùa. Hơn thế nữa lại ngang nhiên mang đến nhà riêng Thứ trưởng Bộ Công an, thì xem ra tình huống này có vẻ trinh thám lắm!,” ông lập luận.
Đại tá Phong cũng cho biết thêm là ‘trước phiên tòa 7 ngày’, ông đã gọi điện cho ông Phạm Quý Ngọ hỏi về khả năng Dương Chí Dũng sẽ khai ra tình tiết 500.000 đô la trước Tòa.
Theo lời ông Phong thuật lại thì ông Ngọ đã bình thản nói rằng: “Kệ nó. Nó muốn khai gì thì khai. Sẽ có nơi điều tra làm rõ”.
“Ông chỉ nói như vậy, rồi chuyển sang chuyện ông đang bị bệnh tật hành hạ,” bài báo tường thuật.
Tác giả yêu cầu ‘phải làm cho ra ngô ra khoai’ nhưng cũng lưu ý rằng ‘từ xưa đến nay, chuyện bị cáo ra Tòa khai vấy theo kiểu “trâu lấm vẩy bùn” cho người khác là không hiếm’.


20140112-104652.jpg

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

LÀM TỪ THIỆN - SỨC MẠNH CỦA TRUYỀN THÔNG VÀ MẠNG XÃ HỘI

HÔI BIA
Từ thiện với cộng đồng- chủ đề sôi nổi, có một không hai.
Vì không phải đền tiền, anh Hậu đã trả lại tiền được mọi người ủng hộ.
"nhà hảo tâm tên Th. liên tục gọi điện, nhắn tin cũng như nhờ người tới phòng trọ đòi lại số tiền 10 triệu đã ủng hộ".
 Đây là những gì cư dân mạng nói về Th.
- Từ thời cha sanh mẹ đẻ đến giờ mình vẫn chưa từng thấy vụ ủng hộ từ thiện nào mà đòi tiền lại như người cho vay nợ đường dây nóng vậy. Mang tiếng làm từ thiện, mà giờ cũng không còn ý nghĩa gì cả.
- @Thanh Nguyên: Vừa vào fb bà này đọc. CŨng chả hiểu bà này nghĩ gì mà ủng hộ roài đi dòi như chủ nợ ấy Thấy kinh tởm cho loại người như thế. Người ta đâu ép bà ấy fai bỏ tiền cho ngta đâu, hơn nữa ngta đc cty chi trả hộ khoản tiền ấy nên ngta mới trả tiền lại các nhà hảo tâm, chứ k thì họ cũng fai nhờ cậy sự ủng hộ của người dân. Lòng dạ hẹp hòi tính toán như thế mà cũng mang tiếng đi "ủng hộ" - thật là đáng xấu hổ!
"con trai phước mẹ, con gái phước cha" - bé gái sau này chắc sẽ được ông trời phù hộ. Có người cha người mẹ đức độ
- Có thể về tiền anh ấy ko nhiều bằng cô ấy nhưng về nhân cách sống thì cô ấy có tu 10 kiếp thì vẫn chưa bằng một phần của anh Hậu
- Bà TH bá đạo thật . Chơi sang ung hô 10tr giờ đòi lại, mà k biết có that hay k hay là tính hôi của nưa đây nhưng ma k dê dang như hôi bia ngươi đương đâu nha.... Đung vô chô nay la chơi vơi lưa đo
 - Có cảm giác bạn Mũi bự là cái bà đòi lại tiền hay sao í . Bảo chỉ là người dưng mà bênh chằm chặp, ai nói gì cũng trả lời và đáp lại được. Nếu là 1 người dưng bt góp ý kiến xong thì thoii. Còn bạn thì nói chung là làm quá, bênh quá . Việc ngta trách bà chị này k sai đâu . Vì cái vấn đề ủng hộ tiền mà đòi lại thì nó hết sức trơ trẽn, mà tất cả đều do báo chí đưa tin làm rùm beng lên chứ bên a hậu có nói gì đâu ngoài mấy lời phỏng vấn rất ngắn gọn được để trong ngoặc kép kìa . Báo chí hay giật tít, thích phóng đại sự việc cho vui, mà vô tình chị kia như con cá gặp nước lộ nguyên hình thôi . Bà ấy bị ghét là vì bà ấy nói nhìu quá trên fb, nếu là ng có tấm lòng hảo tâm, thì cũng phải có lòng khoab dung và nhẫn nhịn chứ , sự việc xảy ra thì bàn vạc êm thấm với bên a hậu đujwc rồi . Báo nào nói láo vu khống kiện báo đó có mất bao nhiêu tiền đâu ???. Chứ tự dưng lên fb làm ầm ầm nói sồn sồn lên như thế thì ngta nghĩ bà ấy tự đánh bóng tên tuổi là đúng rồi . Già rồi mà câch cư xử k đẹp k đúng thì bị ăn chửi là đúng rồi . Nếu thật sự muốn bình yên như stt bà ấy nói thì bà ấy nên bớt lắm mồn và để mọi chuyện cho pháp luật giải quyết đi kìa . Nói chung là dù bà ấy làm từ thiện 100 người thì bây giờ bà ấy cũng có tiếng nhơ mà thôi . Nhà hảo tâm trùm đòi tiền lại . Đấy là văn hoá ứng xử cho nhưbgx ng có tiền đó . K ohair có tiền vung đâu là ng khác theo đó .^^

Nè nhe bạn Mũi Bự. Bộ có từ thiện nhiều là có tiếng nói lắm à ??
Người làm từ thiện thứ nhất cần có cái tâm. Thứ hai là không chấp. Thứ ba là không phân biệt. Cô Th. này từ thiện rất nhiều, trên fb ai cũng thấy, nên ai cũng biết, nên điều đó làm cho mọi người ngưỡng mộ, xem cô ấy như bồ tát giáng trần, cho nên bây giờ 1 lời cô ấy nói ra ai cũng tin, ai cũng nói câu ''chị Th làm từ thiện nhiều lắm đấy'', khè ai vậy. Chỉ vì không hài lòng với thái độ của người ta mà đã đem lên fb nêu tên người ta ra nặng nhẹ, điều này chứng tỏ một điều là cô này tuy có lòng thương người nhưng khi có chuyện thì độc mồm độc miệng, tôi nhớ cô ấy nói những câu như nghèo sinh hèn, tôi gửi tiền anh ấy trả tiền bia chứ không ủng hộ gia đình anh ấy, các cô ở nước ngoài không ai đòi lại nên tôi lấy lại 9triệu cho anh ấy 1triệu, tôi cho gia đình bác Hóa, từ thiện nhưng với cái tâm chấp trước chấp sau, chấp xem ai nghèo hơn ai thì mới cho, ai cũng nói đồng tiền làm cực khổ, xin lỗi nhá đã là từ thiện là đã chấp nhận lấy 10tr giúp đỡ người khác mà còn suy nghĩ đến việc người ta không cần bồi thường bia nên phải đòi lại cho bằng được, vậy mà còn mở miệng từ thiện sai người, vậy chỉ từ thiện khi người đó lịch sự đàng hoàng với cô, cô này tuy đã từ thiện rất nhiều, nhưng nhờ bể ra vụ này nên bị lộ bản chất.


Dù đã đọc hết những lời thanh minh của chị Th jì đó nhưng thật sự thấy tức cười cho cái chị này. Đúng là thể loại từ thiện lấy tiếng chứ kô có 1 chút học thức và tâm trong lòng. Mang tiếng có học mà đi so đo với 1 người làm lao động chân tay như anh Hậu. Người ta là lái xe đường dài , chị hiểu nghề đó như thế nào kô mà suốt ngày nhắn tin gọi đt đòi tiền rồi trách sao không trả lời. Xem người ta có cái áo thun xanh dính mồ hôi , dầu mỡ mặc đi mặc lại từ ngày đầu tiên tới giờ mà kô thấy xót thương hay sao mà còn đi bôi xấu, hạ nhục người ta trên facebook. Nói thật chứ cái tâm của chị không bằng 1 hạt cát chị ạ.

Khổ thân anh Hậu. Ko biết con mẹ Thờ đấy có thuê cả đầu gấu đến nhà anh k. Hzz. Hảo tâm cái bếp gì mà hảo. Còn hơn cả đi cả bọn cho vay nặng lãi đi siết nợ. Mà sự việc anh đc công bố xoá nợ cách đây có vài ba ngày chứ có phải nửa tháng đâu mà sốt sình sịch lên. Nghe có mấy bạn bênh này bênh nọ mình thấy chối tai lm. Đầy ng bảo anh giữ tiền, ng ta k lấy lại đâu a còn k giữ kia. Chậc. Đúng là 1 vụ việc mà bn thể loại lòi ra.
    - @Trà Mi: họ làm từ thiện cho những người nghèo khổ cần họ lúc đó. Nhưng khi họ k phải cần nữa thì lấy lại và cho người 3 nghèo hơn, khó khăn hơn thì sai sao. Đồng tiền k phải dễ kiếm, việc cho đi và lấy lại họ cũng phải suy xét chứ. Mình k bít 10trieu đối với bạn ntn nhưng 10 triệu đối với mình là số tiền k nhỏ và với 10 triệu đó đối với 1 gd khó khăn hơn a Hậu thì rất cần đấy.
Mình đã từng từ thiện số tiền k nhỏ nhưng 1 số ng biết ơn còn 1 số người quay đi khi họ giàu lên đấy bạn . :v . Suy xét cho cùng từ thiện đúng chỗ cần 1 gd ở Nghệ An nghèo khổ cần số tiền đó hơn a.Hậu đấy bạn ak cả nhà bị chất đọc màu da cam đeo bám chỉ có 1 ng làm việc nuôi cả nhà mà giờ đây ng đó bị thương tật vĩnh viễn thì đối với bạn A.Hậu cần tiền hơn họ hay họ cần hơn A.Hậu.



@Mũi Bự: theo bạn nói thì tôi thấy anh H quá giỏi vì anh ấy diễn mà lừa đc cả xã hôi ))
]
P/s: Ngoài lề chút, có lẽ vì mũi quá bự nên bạn hít phải nhiều khí bẩn, ảnh hưởng đến mồm hay sao mà phát ngôn "thối" thế (nói luôn cho bạn biết Tai Mũi Hong có liên quan k bạn lại bắt bẻ)


Anh ấy nghèo VẬT CHẤT nhưng rất đẹp ở NHÂN CÁCH




@Isabella Do: ở đây chả ai đọc báo rồi tin báo sái cổ cả bạn ạ, chẳng phải các bạn cũng theo dõi FB cô Th, anh H làm gì có FB để giải bày. Bạn có thấy lúc chuyên chưa ra làm sao thì cô Th này đã lên FB mà nói nặng nhẹ người ta chưa, biết bao nhiêu mũi dùi chĩa vào mặt anh H. Tôi nói ở đây là tôi ko bênh a H, cũng ko bênh cô Th. Nhưng cách hành xử của cô Th thật khó coi, chuyện chưa xong thì đã lôi lên FB chì chiết người khác, ''nghèo thì hèn''... suy ra nhờ cô Th này rùm beng thì nhà báo mới được hời.
Cái gì mà đừng vì cảm tính "người nghèo luôn đúng, người có tiền luôn sai", ko phải mấy hôm trước cả làng chửi cha anh H hay sao, hôm nay bị cho lên báo thì lật ngược tình thế thành ra cô Th đã bị hại. Khổ!


Sau vụ này tôi thấy có 4 loại người:
1 là người đóng nạn nhân nghèo túng, vâng, gì chứ chưa có quyết định đền bù bồi thường thiệt hại từ cty, mà anh này còn rêu rao nợ tiền tỷ, ăn mì gói trừ cơm, thêm vài tấm hình bần thần bên vợ và con nhỏ thì lấy được nước mắt và tiền mọi người.

2 là Đạo diễn báo chí, ông báo trong đây đóng một vai trò rất rất quan trọng. Một tài xế bình thường k dám và k thể rành rõi, lật lọng lời hứa như vậy. Mới hôm nay có cú điện thoại mà hôm sau đã lên ngay mặt báo, mọi bài báo đính chính nhìn từ góc độ của ng từ thiện thì bị diếm lại, báo mạng k cho đăng lên. Một sự việc lấy lại tiền từ thiện k đúng chỗ để chuyển cho ng khác cần tới nó hơn mà bị bóp méo, và rêu rao qua từng cái topic là một hành động dựa vào chấn động "hôi bia" này, lấy tài xế làm nạn-nhân và kéo nó lên đỉnh điểm.


 @Mũi Bự: bạn bảo nên nhìn nhận vấn đề 2 phía. Giờ t hỏi bạn, số tiền mọi người ủng hộ cho anh Hậu là tiền mặt, anh í cầm trực tiếp hay là tiền trên cái thẻ hình chữ nhật????? Nhà anh í có đk mở tài khoản tiết kiệm ATM k mà biết đến các bước làm và thủ tục liên quan???? Chị Thảo mở tài khoản và chuyển tiền ở ngân hàng, có hệ thống khác vs ngân hàng mở tài khoản thẻ cho anh Hậu. Số tiền chuyển đi k cùng hệ thống nên lỗi xảy ra là điều có thể. Anh Hậu biết chị Thảo là ai không??? Là người đưa tiền giúp anh í???? Nhưng trên cả nc nói riêng là 200 người đấy biết đc k???? Nhưng lời anh Hậu nói rằng có người tên th. Bla blabla....là của ngân hàng nói lại, chứ anh í biết cái gì mà chị Thảo cứ đòi anh í bản sao kê tài khoản???? Rồi khi anh í k trả lời đc thì chị í cùng bạn trên fb kết luận rằng anh này định cuỗm luôn tiền, rằng anh này lùng quanh, vô ơn. Thế hỏi bạn đó k là kết luận hiển cận là gì??? Vậy t mới nói chị này quá nóng vội mà làm to chuyện, giờ đưa cái giấy mà chị Thảo suốt ngày lôi ra trên fb chứng minh mình chuyển tiền đến ngân hàng chịu trách nhiệm hoàn tiền cho anh Hậu là xong. Làm gì phải lôi nhau lên báo thế này???? Bạn mới là người chỉ chăm chăm nhìn sự việc bằng 1 con mắt!!!!!


Mũi Bự · 16h38, ngày 17-12-2013 · TP HCM
Nhào vô mà ném đá tiếp đi, chả phải hùa theo đám đông là căn bệnh chung của dân Việt hay sao?
Tôi vẫn giữ ý kiến bấy lâu nay nhé (mời tìm các bài báo cũ có cm của tôi), ông tài xế này quá may đi, lái ẩu, đóng hàng k đúng quy định,... nhờ bọn hôi bia - tội lớn quá - át mi.ẹ nó đi cái tội vi phạm giao thông. Khéo người đi xe máy trong clip k né kịp, lăn đùng ra đấy thì đã có câu chuyện khác. Nhờ ơn báo chí, cư dân mạng tinh thông am hiểu, Nga ngố hóng chuyện,... anh đã đc lăng xê thành anh hùng thời đại.
Chưa rõ sự tình công ty giải quyết nhưng anh vội chụp ảnh ăn mì tôm, mở tài khoản ngân hàng nhận cả USD,... là tôi thấy điêu rồi. Tài xế đường dài chưa gặp ông nào hiền như bụt, ngây thơ trong sáng hết.
Chính kiến của tôi là thế đấy, nhận mọi gạch đá bê tông, lâu lâu Mũi Bự a.k.a Ariana lên cơn xin đc nổi tiếng

Mình thấy bạn càng nói càng thấy cô Th này lộ bản chất "ta đây làm từ thiện thì ta có quyền nói gì thì nói, làm gì thì làm , xúc phạm ai thì xúc phạm, nghèo hèn đã nhận tiền của ta rồi thì ráng mà chịu đi , còn cộng đồng thì im dùm đi, kô có tiền làm từ thiện mà lắm mồm" hê hê hê. Chả biết chị Th này giàu nghèo thế nào nhưng có hàng trăm bạn sinh viên góp 10.000 20.000 tiền ăn sáng giúp anh Hậu mà họ chưa có nói 1 câu nào "trả tôi tiièn để tôi đi làm từ thiện chỗ khác"
Cái tâm càng lộ ra ở đây. Anh Hậu chưa từng làm 1 hành động, câu nói nào xúc phạm đến chị Th này , nhưng chị Th này mang tiếng có học mà lại huy động 1 lực lượng FAN đi nói xấu anh Hậu hết chỗ này chỗ khác chỉ vì bị cộng đồng mạng chửi. Giàu có và học thức sao lại phải đi bôi nhọ nhân phẩm 1 người nghèo để nâng giá trị của mình đi vậy chị ?





Anh Hậu chia sẻ: “Sau vụ tai nạn, cả gia đình hụt hẫng bởi số thiệt hại quá lớn, trong khi hoàn cảnh khó khăn, vợ mới sinh con nhỏ, cha mẹ ở quê nghèo nên không biết kiếm đâu ra tiền để đền cho công ty. Sau đó có hàng trăm người gửi tiền giúp tôi. Tôi rất xúc động với sự chia sẻ trong cơn hoạn nạn của mọi người. Bây giờ, công ty bia thông báo tôi không phải bồi thường thiệt hại nữa nên xin gửi lại tiền và cảm ơn chân thành đến những người hảo tâm".
Được biết, số người giúp đỡ anh Hậu qua tài khoản ATM lên đến hơn 400 cá nhân, tổ chức với tổng số tiền là 228.717.000 đồng. Ngoài ra, có một số nhà hảo tâm đã đến tận phòng trọ gia đình anh để giúp đỡ, động viên anh cố gắng vượt qua cơn khốn khó. Anh Hậu chỉ xin giữ lại số tiền mà mọi người đến tận nhà giúp để mua sữa cho con, vì anh cũng không biết trả lại họ bằng cách nào.
“Lúc vụ việc mới xảy ra, tôi không dám nói với gia đình. Ngày hôm ấy tôi buồn quá nên đến gần 21h đêm mới về đến nhà và giấu luôn vợ vì cô ấy mới sinh, con thì đang bị sốt”, anh Hậu kể.
Tài xế bị "hôi bia" tươi cười trả lại hết số tiền được ủng hộ 2
Anh Hậu viết giấy đề nghị chuyển trả lại tiền.
Có mặt tại ngân hàng, đại diện công ty vận tải Trang Tuấn cho biết: "Từ ngày xảy ra vụ việc đến nay, công ty luôn ủng hộ và chia sẻ với tài xế. Về số tiền nhà hảo tâm ủng hộ, nó thuộc về anh Hậu nên công ty chỉ tư vấn cách xử lý và người quyết định cuối cùng là anh".
Đại diện Phòng giao dịch Thới An của Sacombank cho biết sẽ thực hiện các thủ tục gửi trả lại số tiền miễn phí cho anh Hậu. Tuy nhiên, số người gửi rất đông nên việc chuyển trả lại không thể hoàn thành trong một buổi chiều.
Liên quan về vụ việc một nhà hảo tâm tên Th. liên tục gọi điện, nhắn tin cũng như nhờ người tới phòng trọ đòi lại số tiền 10 triệu đã ủng hộ, anh Hậu và ngân hàng đang xác minh số tài khoản mà bà Th. cung cấp. Nếu số tài khoản, tên chủ tài khoản và các chi tiết liên quan khác phù hợp với phiếu sao kê thì anh Hậu sẽ chuyển trả lại để đảm bảo số tiền trên chuyển đến đúng người.

 Có một số người khuyên anh Hậu nếu ai có nhu cầu lấy lại tiền thì mới chuyển còn không thì thôi. Tuy nhiên, anh tài xế chia sẻ: “Giờ tôi đã tai qua nạn khỏi, không phải đền bù thì nên trả lại tất cả số tiền các nhà hảo tâm ủng hộ. Vì tôi biết trong số những người đó có cả học sinh, sinh viên nghèo khó. Được trở lại làm việc sau tai nạn là tôi hạnh phúc lắm rồi”.