Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

NGHĨA VỤ CHỨNG MINH TỘI PHẠM LÀ CỦA NGƯỜI BUỘC TỘI

“Nếu kẻ nào đi buộc tội người khác và đã thề trước thần linh về việc đó mà không đưa ra được bằng chứng xác đáng về sự buộc tội của mình thì kẻ đó sẽ phải chết”. Đây là điều luật đầu tiên trong Bộ luật Hamurabi - được ban hành vào khoảng năm 1760 trước Công nguyên ở Babylon cổ đại.
>>Đón đọc Lao Động & đời sống số 31

Nói một cách dễ hiểu: Nghĩa vụ chứng minh tội phạm phải là của người buộc tội, chứ người bị buộc tội không cần phải chứng minh mình vô tội.

Quy định văn minh này, được gọi là nguyên tắc suy đoán vô tội, về sau xuất hiện trong tất cả các bộ luật hình sự và là nguyên tắc cơ bản nhất của hình luật.

Nhưng thưa đức vua Hamurabi, cái nguyên tắc văn minh mà ngài đã đề ra từ gần 4.000 năm trước, giờ đây đang bị xem như cỏ rác trong vụ án oan ở nước Việt thế kỷ 21.

Trong vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, một trong những lập luận mà các cơ quan tư pháp Bắc Giang đã buộc tội giết người đối với ông là “Hơn 20 phút đồng hồ - từ 19h đến 19h25, Chấn không chứng minh được mình làm gì, đi đâu và với ai?”. Đây ngẫu nhiên là khoảng thời gian xảy ra án mạng.

Và dù, trong phần tranh tụng, luật sư của ông Chấn đã trình bảng kê điện tử, tự động thanh toán tiền điện thoại do bưu điện cung cấp, thể hiện trong khoảng thời gian xảy ra án mạng, từ số máy thuê bao nhà Nguyễn Thanh Chấn có cuộc gọi đi cho máy mang số 566... với thời lượng từ 19h19'51" đến 19h20'31".

Nhưng bằng chứng ngoại phạm này đã bị tòa đã bác thẳng thừng với lý do "cho dù tính khách quan và khoa học của bảng kê điện tử kể trên là không ai có thể phản bác hoặc phủ nhận về cuộc đàm thoại đã được ghi nhận, tuy nhiên tài liệu này không thể là bằng chứng khẳng định vào thời điểm thực hiện cuộc gọi, Nguyễn Thanh Chấn là người bấm máy. Còn lời khai của bà Nhâm, ông Thực về việc Chấn bấm máy cũng không có tài liệu nào khác hơn để kiểm chứng".

Và thế là buộc tội giết người. Và thế là tù chung thân. Và thế là khi người ta không chứng minh được mình đang làm gì, với ai trùng thời điểm xảy ra án mạng, lập tức người ta có thể bị buộc tội giết người.

Tất nhiên, phải nói đến tình tiết đáng chú ý nhất trong vụ án này là dù oan ức, dù không hề giết người, nhưng anh Chấn (giờ đây có lẽ phải gọi là ông Chấn) đã “tự nguyện” đến cơ quan công an, đã ký vào bản nhận tội, dù trong cả hai phiên tòa sau đó, ông đều kêu oan.

Vì sao người đàn ông vô tội đó lại ký nhận tội giết người để mang nhục, để suýt lãnh án dựa cột?
ĐBQH - luật sư Trương Trọng Nghĩa, bên hành lang nghị trường - đã bóng gió đặt ra giả thuyết “Đôi khi dùng nhục hình bằng cách dùng tù trị tù thì rất khó phát hiện”.

Phải có gì đó ghê gớm hơn cả bản án tù chung thân mới khiến một người ngay tự nhận về mình tội ác ghê rợn. Và hóa ra, ép cung, nhục hình không phải là chuyện ở trên cung trăng.

Có người gọi đây là một bản án nhục nhã, phải được ghi vào lịch sử ngành tư pháp Việt Nam. Có người đã nói về sự bồi thường. Nhưng bằng cái gì và bao nhiêu thì đủ để bồi thường cho nỗi oan khuất của một người từng đập đầu vào tường để tự vẫn, nhưng không thể chết vì quá oan ức.

Trong luật Hamurabi, nếu buộc tội người khác mà không đưa ra được bằng chứng, người ta sẽ phân xử bằng cách “ra bờ sông và lao mình xuống dòng sông đó”.

Phân định sự thật bằng cách lặn nước có thể khiến chúng ta cảm thấy buồn cười về sự ngô nghê. Nhưng nỗi nhục thà được gột rửa bằng một sự ngô nghê chứ không thể văn minh bằng cách lạnh lùng thảy ra hai chữ “xin lỗi” và bồi hoàn bằng tiền thuế do người khác đóng.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

9 điều cần dạy con

SHARE ĐỂ NHIỀU BÀ MẸ BIẾT THÔNG TIN HƠN NHÉ: 9 điều PHẢI dạy con trước khi quá muộn

Là một người mẹ, nghĩa là ta phải luôn biết cân bằng trong mọi thứ. Giữa việc nuôi và việc dạy, không được trọng béo tốt, khinh tập đi. Giữa việc dạy “lễ” và dạy “văn”, cũng không được trọng văn toán, khinh lễ nghĩa. Tôi biết, rất nhiều bà mẹ dạy con tập đọc từ tuổi lên hai, dạy con tiếng anh từ thủa lên ba, dạy con cả bảng cửu chương ngay từ khi bé chưa bước chân vào lớp 1. Mong muốn có con giỏi giang hơn người, điều này không sai. Tuy nhiên, hãy tạm thời bỏ qua chúng một bên, vì theo tôi, những bài học cuộc sống mới là điều ta cần giải quyết ngay bây giờ. Hãy dạy con những điều sau trước khi là quá muộn

1. Người lạ không phải ai cũng tốt

Bài học muôn thủa nhưng không bao giờ là thừa với trẻ con, những cô bé cậu bé mà “ai cho kẹo là yêu”. Trẻ con ở mọi lứa tuổi cần được dạy cách nhận thức được môi trường xung quanh và hiểu rằng người lạ cần phải được tránh.Việc giảng dạy cho trẻ về người lạ nguy hiểm nên bao gồm cảnh báo về những người lạ yêu cầu bé giúp đỡ, xin tiền, nhờ dẫn đường hoặc cho kẹo, bánh. Tôi thưởng thủ thỉ với con “Nếu có ai cho Bi bánh mà mẹ không có ở đấy thì Bi có nhận không?” hay “Nếu Bi bị lạc mẹ mà có người nhờ dắt Bi đi thì Bi có đi cùng không hay đứng yên đợi mẹ?”. Những lúc đấy, con trai tôi luôn trả lời dõng dạc “Con chỉ theo mẹ thôi”.

2. Biết nói “cám ơn” và “xin lỗi”

Hai từ đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng đối với trẻ. Dạy bé biết nói “cám ơn” và “xin lỗi” không chỉ là dạy con cách cư xử thông thường. Chính từ những phép tắc lịch sự này, trẻ sẽ phát triển thành sự kính trọng đối với người hơn tuổi và sẽ giúp mẹ thiết lập cho bé một thái độ kỹ luật tốt khi lớn lên. Trẻ biết nói “cám ơn” và “xin lỗi” thường sau này cũng sẽ là những đứa trẻ điềm đạm, biết suy trước nghĩ sau trước mỗi vấn đề, mỗi tình huống trong cuộc sống. Tôi luôn dặn con, phải biết “cám ơn” khi một ai đó giúp đỡ mình, thể hiện sự quan tâm, lòng tốt của họ với mình. Và từ “xin lỗi”, nó không có nghĩa là con có lỗi. Nó có nghĩa là con tôn trọng mỗi quan hệ của con với người đó.

3. Làm việc nhà và trách nhiệm
Làm việc nhà là một vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ nhỏ mà ngày này, vì quá yêu chiều con cái, các bậc cha mẹ thường hiếm khi để trẻ phải đụng tay vào việc gì. Một đứa bé 5 tuổi chưa biết tự lau nhà, lau bàn ghế, bọn bàn ăn giúp mẹ, gấp quần áo giúp bố…thì không hề là một việc đáng tự hào. Trẻ nhỏ học được nhiều thứ qua những việc nhà vụn vặt như vậy. Làm việc nhà không chỉ giúp bé có thêm kỹ năng sống, tránh thành những chú “gà công nghiệp” mà qua đó, tôi còn dạy được con về trách nhiệm – một thứ vô hình nhưng ai cũng cần phải có.

4. Khi bị bắt nạt phải làm thế nào?

Làm gì có bậc cha mẹ nào không xót xa khi nhìn thấy cô bé, cậu bé đáng yêu của mình trở về nhà với vài vết bầm tím trên tay hay giọt nước mắt còn chưa khô trên má vì bị bạn giật mất đồ chơi, sách vở, bút thước. Bắt nạt bạn bè, dù là trực tiếp (đánh đập, cấu xé..) hay gián tiếp (sỉ nhục, trêu đùa, cô lập)… đều là hành vi không thể chấp nhận được. Tuy nhiên ngày nay, nó lại dường như càng trở nên phổ biến trong lứa tuổi học sinh 9x, 10x. Hành xử thế nào khi con bị bắt nạt là một câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh đặt ra. Nhiều phụ huynh khuyên con “tẩn” lại cho bạn một trận, thậm chí họ còn nóng lòng muốn ra mặt giùm con, song theo tôi, cách làm này chưa thực sự hoàn hảo.

Tôi luôn chú ý tới biểu hiện của con khi đến trường và từ nhà về. Tâm sự với con để giúp con ứng phó, biết cách cư xử với những đứa bạn hay bắt nạt bé sao cho phù hợp với hoàn cảnh.

5. Sự tự tin

Thế hệ tôi, thế hệ chúng ta đã nhút nhát, đã cúi đầu đủ rồi. Bây giờ, điêu tôi muốn dạy con, chính là sự tự tin. Tôi luôn đưa con đến những lớp học, những khu vui chơi, những nơi có đông người và khuyến khích bé tự tin giao tiếp, tự tin phát biểu suy nghĩ, ý kiến và tự tin vào chính bản thân mình. Một trong những cách tốt nhất để xây dựng sự tự tin ở trẻ, đó là người mẹ phải cho con thấy được bản thân bé là người có ích, có tài năng và khả năng.

6. Giá trị của đồng tiền

Không bao giờ là quá sớm để dạy con về chuyện tiền bạc – những thứ sẽ tiếp xúc với trẻ ngay từ khi mới 3,4 tuổi. Thay vì để con cầm tiền lì xì, cầm tiền của người lớn cho đi mua bán lung tung và vô tư đòi hỏi suốt ngày. Tôi lên kế hoạch dạy con biết giá trị của đồng tiền bằng cách chỉ cho con tiền tiêu vặt khi bé lao động và tự kiếm ra được nó. Bé cũng cần phải học cách tiết kiệm, cách chi tiêu sao cho hợp lý và biết phân biệt giữa cái mình CẦN và cái mình MUỐN. Ngoài ra, muốn trẻ hiểu rõ giá trị của đồng tiền, không gì thiết thực hơn người lớn phải là tấm gương sáng cho con.

7. Tầm quan trọng của vận động và thể dục thể thao

Trẻ em ngày nay béo phì ngày càng nhiều. Điềm toán thì 10 mà điểm thể dục thì 1. Tôi biết rõ điều đó. Để tránh đi vào “vết xe đổ” của những bậc phụ huynh đi trước, tôi luôn cố ý rủ rê con mình bỏ bàn học, bỏ tivi đứng dậy để ra ngoài trời và tham gia vận động, bất kể chỉ là đi bộ loanh quanh hay tham gia hẳn một lớp học bơi. Vận động cũng sẽ giúp bé cao lớn, thêm tự tin và nhanh nhẹn.

8. Không phán xét sự khác biệt

Phân biệt giàu nghèo, phân biệt giới tính, phân biệt vẻ bề ngoài…đều là những thứ trẻ không bao giờ hiểu lý do vì sao nhưng lại vô tình bị ảnh hưởng bởi những người lớn xấu xí. Tôi luôn dạy con không bao giờ được phán xét người khác chỉ vì họ không giống mình. Một bạn nhỏ ở lớp thích ngồi học hơn chạy nhảy vào giờ ra chơi không phải là người “quái dị”. Một cô bé lớp 1 nhưng 40kg cũng không phải là kẻ “tham ăn” hay đáng xấu hổ. Mỗi người có một cá tính riêng, sở thích riêng và con phải tôn trọng điều đó.

9. Được là chính mình là điều quan trọng

Có thể bé thích ca hát hơn thích học toán, thích làm cầu thù bóng đá hơn là doanh nhân kiếm tiền …đó là sở thích thuần túy tự nhiên của trẻ. Tôi không bao giờ gượng ép con phải sống như những gì bố mẹ mong muốn. Bố mẹ cần dạy trẻ hiểu được rằng sở thích, đam mê của bé chính là năng khiếu, là điều khiến trẻ trở nên đặc biệt, khuyến khích trẻ để bé được hoạt động, được nói lên bản thân và sáng tạo. Nhưng trên hết, điều tôi muốn dạy nhất, đó là truyền cho con lòng can đảm để theo đuổi những lựa chọn của riêng mình.

NGƯỜI TÌNH FACE BOOK

KHOẢNG CÁCH?

Có một lần anh thủ thỉ hỏi em
Tuổi tác chúng mình có là khoảng cách?
Em trả lời: không gì ngăn được
Khi hai con tim đồng nhịp song hành.

Rồi cứ thế em đến với anh
Bao ngọt ngào, đắng cay chia sẻ
Anh thấy đời mình như trẻ lại
Hạnh phúc dâng trào- như thuở đôi mươi.

Mỗi bước em đi anh hồi hộp dõi theo
Mỗi việc em làm anh nâng niu trân trọng
Yêu em-anh chắt chiu từng giọt
Ong hút nhụy hoa cần mẫn đong đầy.

Rồi một ngày chợt nhoi nhói trong anh
Em bảo với anh sẽ nhắn tin đáp lại
Anh cứ chờ. Nhưng em thì mê mải
Rong ruổi cùng chúng bạn lứa trang.

Nỗi nhớ em cứ dào dạt dâng tràn
Em thì vô tư. Anh thì khắc khoải
Thì em hỡi giữa dòng đời xuôi ngược
Sao để con tim lỗi nhịp thế kia?


 TÌNH yêu FACEBOOK. ( ngồi vu vơ em làm thơ tặng các bạn cũng vu vơ như em trên phét book nhé.)

Ta vô tình gặp nhau trên FaceBook
Từ xa xôi bỗng chốc hóa nên gần.
Một nụ cười rất thân,
Một cái nhìn rất thật.
Hồn như bay
Ba vạn sáu ngàn ngày.

Cả thế giới như khép nhẹ trong tay.
Mở mắt ra ta lại thấy ta ngay.
Những con người rất quen nhưng rất lạ!
Có người ở rất xa,
Từ năm châu bốn bể tìm về.
Có cả những người từ tít tận sơn khê,
Mấy chục năm chưa một lần gặp lại.
Nhưng chiều nay một buổi chiều vụng dại.
Ta lại tìm ra nhau trong cuộc sống bộn bề.
Bỏ qua mệt mỏi ê chề,
Bạn ta – ta bạn mình kề bên nhau.

Những lời thăm hỏi tận đâu!
Tít hai đầu đất nước.
Trở nên thân - giao diện thành gần
Kể cả những ngày nắng,
Hay cả những đêm mưa.
Cả những khi trưa, trời giăng mắt phố
Ta vẫn tìm đến nhau trong dòng người thác đổ.
Chen nhau trong mái nhà Face
Và nhận ra nhau trong hơi thở từng ngày....
Từ những dòng commen dễ thương
Những sờtatut đầy tâm trạng,
Hay bức hình lãng mạn yêu thương!
Tất cả những gì của bạn, tôi đều thấy vấn vương.

Có đôi khi rất đổi bình thường
Chỉ ngồi ngắm nhau dòng trạng thái lặng im vô định.
Để lại nghe tim mình đập nhẹ rung rinh
Rồi một ngày bỗng chốc hóa lặng thinh.
Tôi giật mình nhận ra tôi đã
Yêu người mất!!!
Dẫu biết rằng tình yêu đó liệu có là chân thật
Hay chỉ là chút nỗi nhớ vu vơ….

Nhớ như nhớ một nụ cười
Nhớ câu thơ cũ ta người tặng nhau.
Có những lúc nỗi nhớ thật sâu
Và là nhớ thật.
Nên sau một ngày chật vật với cơm - áo- gạo – tiền.
Tôi lại chờ một cái commen hay một dòng tin nhắn!

Vào nhà người
Tôi không thấy gì
Ngoài trang viết hôm qua còn im ắng
Con buồn một chút gợi lên…
Có những ngày nỗi nhớ viết thành tên
Tôi mới chợt nhận ra
Tình chỉ là FaceBook
Lại lang thang đi like dạo những sờtatút
Của tất cả bạn bè từ xa lạ đến thân quen
Và chợt nhận ra rằng trái đất này thiệt to nhưng bỗng nhiên hóa chật
Vì đi đâu tôi cũng gặp người.

Những cái commen ngày cũ
Người nói dành riêng cho tôi,
Bây giờ như rất đổi xa xôi
Vì nó cũng có tràn lan bên nhà khác.
Lòng chợt buồn tôi tìm nghe một bài hát
Xôn xao phố vắng vọng về

Rồi một chiều tôi đã tỉnh cơn mê
Cảm ơn FaceBook người tình
MỘT NGƯỜI TÌNH MẶT VUÔNG BẤT ĐỘNG.

-----------------------TCS-------------------



HÙNG HÀ
Không ồn ào mà chỉ có lặng im
Người tình mặt vuông mà biết bao khuôn mặt
Những nỗi buồn vui, yêu thương bao ngày góp nhặt
Thành khối tình..bỏ túi..đề thơ.


 Trong trăm ngàn thứ hỗn độn người ta vẫn có thể đãi cát tìm vàng trên FB, chị cũng mong mọi người luôn có nhiều niềm vui, hạnh phúc với những người bạn tốt xa gần. Tình người vẫn là trên hết, chị phải cám ơn TCS vì đã nói hộ mọi người.

*****
Tôi chợt nhận ra
Tôi cũng chờ đó
Những lời thăm hỏi tận đâu! 
Tít hai đầu đất nước .
Trở nên thân - giao diện thành gần

Lại tất bật với bộn bề khó nhọc
Tối lại về nhà fece bị thân thương 
Lại hihihihihi! hâhhahaha! Tới sáng
Có những khi giật mình tỉnh giấc
Nhìn dọc, ngang ai đánh thức ta
Ồ nhận ra, ngủ quên điện thoại rơi vỡ mũi
Lại hihihihihi một mình trong bóng tối
Bạn chờ tôi, tôi chờ bạn, fece book chờ chúng ta
Hihihihihi! Hâhhahaha! Fece book là người tình.....



ANH NHỚ EM

Anh đang ở Ba Lan
mùa tuyết tan em ạ!


và rất nhớ
dĩ nhiên là
rất nhớ

ở nơi này
tuyết ngập cả lối đi

trời rất lạnh
nhưng lòng anh không lạnh

vì biết có em 
chờ ở chốn quê nhà

anh sẽ về 
vào một độ không xa

và lúc đó hai ta
lại sẽ như ngày cũ

những đêm đông anh
ru ngủ giấc em nồng

mỗi hoa hồng
vào những sáng mờ sương

anh lại đứng trước gương
chải đầu cho em sấy

tóc em thơm hương hoa sữa
ngập lòng

...đừng có buồn
khi căn phòng thiếu vắng
bóng anh xa

rồi mùa đông sẽ qua
ta lại bên nhau như ngày cũ

có đi đâu
nhớ quấn khăn
cho đầy đủ

kẻo gió làm
lạnh cổ nhớ nhe em.

-----thương em! kkkk

CHÀO PUTIN- CHÀO HÀ NỘI



CHÀO NƯỚC NGA, CHÀO NGƯỜI ANH HÙNG TÔI YÊU

Người đã đến nơi đây
khắc sâu thêm vào lòng ta nỗi nhớ
Đất nước Bác Hồ
Bạn với nước Nga 

Sau cơn bão Haiyan
Ánh dương lên
bình yên chào ngày mới.

Người đến với Việt Nam
Nghe dư âm những bản hùng ca
bao đời ra trận
Máu của muôn người
Xây thành luỹ
Nở hoa.

Hà Nội những ngày tháng mười Nga lịch sử
Vang những khúc ca, những vần thơ ca ngợi hoà bình.

Khao khát muôn đời
ánh sáng của tự do

Người như cánh chim bằng
vượt những vòng vây để bay lên bầu trời lộng gió

Bóng hình lồng lộng
Một sớm mùa đông.

HN 12/11/2013
LTKD
 — với Dung Ly.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

LÀN SÓNG DƯ LUẬN XUNG QUANH ÁN OAN

Công lý đã được bảo vệ như thế nào (Kỳ cuối): Hành trình phá án

Trong lúc hy vọng cứu Nguyễn Thanh Chấn chỉ còn là “một phần nghìn tia hy vọng” thì có một sự việc bất ngờ xảy ra…
 >> Công lý đã được bảo vệ như thế nào?
 >> Cuộc “trường chinh” kêu oan

Vào một ngày đầu tháng 7 năm 2013, lãnh đạo Phòng 1 của Cục Điều tra Hình sự, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (Viện KSNDTC) do Phó cục trưởng Lại Viết Quang chuyển xuống và yêu cầu chỉ đạo nghiên cứu, điều tra, xử lý.

Cục Điều tra Hình sự (Viện KSNDTC) có 5 phòng.

Phòng 1 là phòng tiếp nhận thông tin và xử lý phân loại, xác minh thông tin.

Phòng 2 là phòng tổ chức hành chính.

Phòng 3 là phòng điều tra án các tỉnh phía bắc (từ Quảng Bình trở ra).

Phòng 4 là phòng điều tra án ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Phòng 5 là phòng điều tra án phía nam.

Nhận được đơn từ lãnh đạo Cục gửi xuống, lãnh đạo Phòng 1 xem xét và thấy đây đúng là một lá đơn kỳ lạ và cũng là điều hiếm thấy, bởi bây giờ đơn thư thường được đánh máy với nội dung rất ngắn gọn (khoảng hơn 200 chữ) rằng chị Nguyễn Thị Chiến có người chồng đã bị Tòa án Nhân dân Tối cao xử phúc thẩm và y án chung thân hiện đang ở Trại giam Vĩnh Quang (tỉnh Vĩnh Phúc). Dòng thông tin duy nhất có giá trị trong lá đơn này là: "Hiện nay, tháng 6/2013, gia đình tôi có biết thêm chứng cứ mới cực kỳ quan trọng liên quan đến vụ án. Do vậy, tôi làm đơn này khẩn cấp kêu cứu cho chồng tôi…".

Đọc xong lá đơn, tự nhiên các cán bộ của Phòng 1 cảm thấy có điều gì đó rất không bình thường. Tại thời điểm đó, trong tay các anh không có một tài liệu nào liên quan đến bản án sơ thẩm ngày 26/3/2004 và bản án phúc thẩm ngày 27/4/2004. Theo nội dung của lá đơn thì rõ ràng vụ án này có uẩn khúc gì đó và những chứng cứ mà gia đình mới có được rất quan trọng, vì sợ lộ nên họ không dám viết trong đơn.

Công lý đã được bảo vệ như thế nào (Kỳ cuối): Hành trình phá án
Tác giả trao đổi với một số điều tra viên của Cục điều tra (Viện KSNDTC) đã trực tiếp điều tra vụ án oan (Ảnh Thanh Ngọc)

Lãnh đạo Phòng 1 đã mời chị Chiến lên gặp.

Vào một ngày cuối tháng 7, chị Chiến được chị Thân Thị Hải đưa lên gặp lãnh đạo Phòng 1, đồng thời mang theo tất cả các tài liệu có liên quan, gồm: Án văn sơ thẩm và phúc thẩm, cáo trạng của Viện KSND tỉnh Bắc Giang, kết luận điều tra của Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Bắc Giang và một số lá đơn đã viết trước đây.

Nhìn người phụ nữ ốm yếu, nói năng lủng củng và cứ khóc, anh em điều tra của Phòng 1 không khỏi xúc động. Người trình bày lại một cách tường tận nhất là chị Thân Thị Hải. Sau khi nghe chị Hải, chị Chiến trình bày và nhận lại số tài liệu đó, lãnh đạo Phòng 1 động viên gia đình và hứa sẽ xác minh, làm rõ trong thời gian sớm nhất.

Ra khỏi cổng Cục Điều tra Viện KSNDTC ở phố Ngô Tất Tố, cạnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chị Thân Thị Hải và Nguyễn Thị Chiến thấy như từ trong đường hầm bước ra ngoài trời sáng. Mười năm nay, họ đã mang đơn đi khắp nơi nhưng đáp lại chỉ có sự im lặng, thậm chí còn bị xua đuổi, ruồng rẫy. Nay đến một cơ quan điều tra, được mọi người tiếp đón, giải thích, động viên và quan trọng nhất là lời hứa sẽ điều tra, xác minh, trả lời gia đình trong thời gian ngắn nhất. Lúc này, chị Thân Thị Hải mới thầm cảm ơn “ông gu... gồ”.

Số là thế này, trong lúc tuyệt vọng, chị vào công cụ tìm kiếm Google trên máy tính và gõ chữ "oan sai" thì hiện ra một địa chỉ mà bao năm nay chị chưa biết, ấy là Cục Điều tra Hình sự Viện KSNDTC - đây là một cơ quan có chức năng, nhiệm vụ điều tra lại việc thực hiện các quy trình tố tụng của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Và thế là chị bàn với gia đình viết đơn gửi lên Cục.

Quả thật, với một lá đơn viết nguệch ngoạc, ngôn từ mộc mạc, nếu như không phải là những người có trách nhiệm cao thì có lẽ những lá đơn kiểu này sẽ được xếp vào một chỗ nào đó.

Nhận tập hồ sơ từ chị Chiến, các điều tra viên của Phòng 1 nghiên cứu và không khó khăn lắm đã phát hiện ra những sai lầm chết người trong khâu tố tụng của Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Bắc Giang, Viện KSND tỉnh và trong cả quá trình xét xử sơ thẩm và phúc thẩm.

Bản bào chữa của luật sư cũng nói về những thiếu sót trong quá trình điều tra và điều dễ nhận thấy ngay là đối chiếu với kết luận điều tra, cáo trạng của Viện KSND tỉnh, án văn của tòa sơ thẩm, phúc thẩm thì rõ ràng là luật sư đã phát hiện ra những vi phạm trong quá trình tố tụng… Tiếc rằng, có lẽ lời bào chữa của luật sư chẳng được Tòa và Viện coi trọng.

Ngay sau đó, lãnh đạo Phòng 1 đã báo cáo lãnh đạo và với tinh thần khẩn trương, Cục Điều tra Hình sự đã cử ngay 3 tổ đi xác minh lại vụ án này: một tổ lên Bắc Giang bí mật gặp gia đình Nguyễn Thanh Chấn, gặp những người biết được thông tin hung thủ chính của vụ án; một tổ nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và một tổ vào gặp Nguyễn Thanh Chấn ở Trại giam Vĩnh Quang.

Nhưng lúc này, Cục Điều tra lại không hề biết có một thông tin rất quan trọng là từ tháng 6, gia đình cũng đã gửi một lá đơn tương tự lên Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ đã gửi về Công an Bắc Giang yêu cầu xác minh lại, làm rõ và báo cáo Thủ tướng. Công an Bắc Giang cũng đã cử một tổ điều tra đi xác minh vụ án này.

Sau 10 năm anh Chấn đã được mặc lại bộ quần áo bình thường
Sau 10 năm anh Chấn đã được mặc lại bộ quần áo bình thường

Vậy tình tiết mới của vụ án là như thế nào?

Đó là vào cuối năm 2012, có một lần, chị Nguyễn Thị Chiến nghe loáng thoáng có người nói rằng: "Thằng Chấn bị oan. Người giết chị Hoan là thằng Chung, con ông Chúc, chứ không phải là thằng Chấn". Người này đồn qua người khác thì chị Chiến thấy rằng, có một người có thể biết rõ sự việc này là bà Nguyễn Thị Lành - vợ lẽ của ông Lý Văn Chúc. Bà Lành là người thật thà, tốt bụng và cũng hay sang chơi với chị Chiến. Bà Lành có một người em tên là Hiền. Ông Hiền có mấy lần sang chơi và nói: "Thương cho thằng Chấn bị oan".

Lờ mờ cảm thấy có điều gì đó trong những lời nói của bà Lành và ông Hiền, chị Chiến kể lại với chị Thân Thị Hải và anh Thân Ngọc Hoạt.

Bằng những biện pháp thuyết phục khéo léo, cuối cùng thì chị Hải và anh Hoạt cũng lấy được những thông tin quan trọng từ những người thân gia đình ông Lý Văn Chúc.

Những thông tin đó là sau khi Lý Nguyễn Chung (năm đó mới hơn 14 tuổi) giết chị Hoan, lấy được ít tiền và hai chiếc nhẫn đã về nhà. Hắn ngâm bộ quần áo máu me bê bết trong chậu và nói với bố là ông Lý Văn Chúc về việc đã giết chị Hoan. Ngày hôm sau, ông Chúc cho Lý Nguyễn Chung chuồn ngay về Lạng Sơn, rồi sau đó trốn biệt vào Đắk Lắk. Bây giờ Chung đang làm nghề buôn mít để chế biến mít sấy khô ở Đắk Lắk.

Các cán bộ điều tra của Phòng 1 đã khéo léo lấy được lời khai của bà Lành, rồi một số người là anh em, họ mạc với ông Lý Văn Chúc và đều xác nhận là Lý Nguyễn Chung là kẻ giết chị Hoan, ông Chúc cho con đi trốn. Các cán bộ điều tra đã gặp ông Chúc.

Biết sự việc sẽ vỡ lở, bởi trước đó Công an Bắc Giang đã đến hỏi về việc này, ông Chúc giở thái độ cùn và tuyên bố sẽ tự tử nếu Cơ quan Điều tra bắt Lý Nguyễn Chung.

Ông ta cho đào một huyệt ở quả đồi phía sau nhà và tuyên bố với mọi người là sẽ chết khi thằng Chung bị bắt.

Trong buổi gặp với các điều tra viên của Cục Điều tra Hình sự, ông vác rượu ra mời anh em uống và tuyên bố chén này là “chén cuối cùng”. Nhưng sau khoảng mười lần “chén cuối cùng”, ông cũng nói ra sự thật.

Như vậy là, kết quả xác minh đã rõ. Việc bây giờ là phải lùng bắt được Lý Nguyễn Chung.

Ông Thân Ngọc Hoạt (bên trái) người có công rất lớn trong việc giúp minh oan cho anh Chấn
Ông Thân Ngọc Hoạt (bên trái) người có công rất lớn trong việc giúp minh oan cho anh Chấn

Sau khi nhận được thông báo và yêu cầu phối hợp của Viện KSNDTC, Cục Điều tra Hình sự (C45) Bộ Công an đã cử một cán bộ điều tra thuộc hàng cao thủ của Cục là Thượng tá Bích đi cùng với tổ truy lùng của Cục Điều tra Viện KSNDTC vào Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum để truy bắt Lý Nguyễn Chung. Công an Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum tung gần như toàn bộ lực lượng cảnh sát hình sự để truy lùng Lý Nguyễn Chung và họ đã gần như "lục tung" tất cả các nhà nghỉ, khách sạn và những nơi nghi Chung ẩn náu.

Họ đã đến được nơi Chung đang ở là thôn Đoàn Kết, xã Eakamut, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk. Vợ của Chung là Nguyễn Thị Ái Vũ. Gặp vợ của Chung, anh em điều tra rất cám cảnh trước cảnh nhà nghèo, vất vả. Chị Vũ cho biết, bấy lâu nay chồng đi đâu bặt tăm bặt tích, việc buôn mít bỏ bê, trong nhà không còn tiền mua thuốc cho con. Thế là anh em điều tra dồn hết số tiền ít ỏi của mình lại cho chị Vũ.

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, các điều tra viên đã xác định được Chung không còn ở Đắk Lắk, trong suốt 2 tháng qua, hắn di chuyển liên tục, lúc ở Đắk Lắk, lúc ở Gia Lai, lúc về TP Hồ Chí Minh, lúc lại lên Lạng Sơn… Nhưng có một điều quan trọng là hắn thường xuyên liên lạc với chị gái là Lý Thị Nghiến ở Lạng Sơn. Thông qua chị Lý Thị Nghiến, các điều tra viên được biết rằng, ngay sau khi gây án, bản thân Lý Nguyễn Chung muốn ra đầu thú, nhưng Lý Nguyễn Chung có một người anh tên là Phúc, là đối tượng bất hảo, dứt khoát không cho ra đầu thú, bắt Chung phải đi trốn. Hai năm sau, Phúc đã bị một nhóm tội phạm khác chém chết ngay trước cửa nhà.

Sau khi được chị gái phân tích và được các cán bộ điều tra giáo dục, thuyết phục qua điện thoại, Lý Nguyễn Chung xin ra đầu thú, nhưng với điều kiện là không được đưa về trại giam của Công an tỉnh Bắc Giang. Cục Điều tra đồng ý với nguyện vọng của Lý Nguyễn Chung.

Ngày 25/10/2013, Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú, rồi khai nhận hành vi của mình như sau:

Khi đi từ nhà đến quán nhà chị Hoan để mua dầu gội đầu, Chung nhìn thấy trong tủ hàng tạp phẩm của chị Hoan để tiền bán hàng. Chung đã rút con dao bấm của Trung Quốc sản xuất (mang đi từ trước để trong túi quần phía sau) đâm chị Hoan 1 nhát về phía trước người. Bị đâm, chị Hoan chửi và quay người bỏ chạy vào trong nhà. Chung đuổi theo dùng tay trái ghì vào cổ chị Hoan từ phía sau, dùng tay phải cầm dao đâm nhiều nhát vào người chị Hoan (từ phần ngực trở lên). Đâm bao nhiêu nhát và vào đâu, Chung không nhớ rõ.

Do chị Hoan vùng vẫy nên Chung đã đâm trúng vào cánh tay trái của mình 2 nhát gây thương tích đến nay vẫn để lại 2 vết sẹo. Giữa chị Hoan và Chung có sự giằng co, vật lộn ở khu vực sát giường, tủ quần áo và cửa hậu. Chung tiếp tục dùng dao đâm vào người chị Hoan, làm gãy lưỡi dao rơi xuống đất; Chung đã dùng tay túm tóc chị Hoan đập vào tường (gần cửa hậu). Khi chị Hoan bị đau nằm ngửa, Chung dùng 2 tay túm vào người, đập đầu chị Hoan xuống đất; dùng chân đá và đạp vào mặt chị Hoan; dùng chiếc gối chặn vào mặt chị Hoan cho chị Hoan tắt thở.

Sau khi chị Hoan chết, Chung ra ngoài tủ kính bán hàng lấy tiền cho vào túi quần (về nhà đếm được 59.000 đồng), rồi quay lại chỗ chị Hoan nằm, thấy ở tay chị Hoan có 2 chiếc nhẫn vàng (không nhớ tay nào), Chung tháo 2 chiếc nhẫn của chị Hoan cho vào túi quần, sau đó ra tắt điện, đóng cửa đi về nhà. Từ chỗ nạn nhân đi ra, Chung đi chân đất (hiện trường có vết chân trên nền nhà). Chuôi dao bấm sau khi gây án, trên đường đi về nhà, Chung vứt ở mương nước trước cửa nhà ông Vui (cách nhà chị Hoan khoảng 60m). Khi về nhà, Chung tắm rửa, ăn cơm, rồi đi ngủ. Sáng sớm hôm sau bà Lành (mẹ kế của Chung) dậy sớm, phát hiện quần áo của Chung ngâm ở chậu có màu hồng như màu máu đã hỏi: "Có phải mày làm việc đó không?" (ý nói đã giết chị Hoan) thì Chung nói: "Phải". Bà Lành gọi ông Chúc (bố của Chung) dậy, 2 người nói chuyện, sau đó bảo Chung đi lên Lạng Sơn.

Chung đi lên Lạng Sơn, kể lại chuyện giết chị Hoan cho anh trai là Lý Văn Phúc biết và đưa 2 chiếc nhẫn cho Phúc, sau đó Phúc vay tiền cho Chung đi vào Đắk Lắk. Đặc điểm của 2 chiếc nhẫn cướp được của chị Hoan là 1 chiếc hình tròn, 1 chiếc hình tròn trên có gắn vật gì đó. Lý Văn Phúc đã chết (khoảng năm 2005)…

Lời kết

Bây giờ thì sự việc đã ba năm rõ mười, kẻ gây án đã nhận tội, các cơ quan tố tụng đang tiến hành những thủ tục cần thiết để sớm minh oan và phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho Nguyễn Thanh Chấn.

Có được chứng kiến những giây phút gặp gỡ đẫm nước mắt giữa Nguyễn Thanh Chấn và người thân tại Trại giam Vĩnh Quang và cả những giọt nước mắt xúc động của một số cán bộ điều tra, cán bộ Viện KSNDTC, các cán bộ của Trại giam Vĩnh Quang thì mới thấy nỗi oan sai, khổ nhục mà anh Chấn và những người thân trong gia đình phải chịu đựng suốt 10 năm nay khủng khiếp đến mức nào.

Chúng ta phải cảm ơn Cục Điều tra Viện KSNDTC, chỉ trong một khoảng thời gian cực ngắn là 25 ngày đã điều tra xong một vụ trọng án xảy ra từ 10 năm trước. Điều đó thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm cao của tập thể cán bộ, điều tra viên Cục Điều tra trước sinh mệnh của người dân.

Chúng tôi rất thấm thía câu nói của ông Lê Hữu Thể, Phó viện trưởng Viện KSNDTC phát biểu tại buổi công bố quyết định trả tự do cho Nguyễn Thanh Chấn: "Chúng tôi thấu hiểu sự đau đớn, tủi nhục mà anh Chấn, cũng như gia đình đã phải chịu đựng. Trách nhiệm của chúng tôi là trong bảo vệ pháp luật thì không được bỏ lọt kẻ gian, không làm oan người ngay. Trong quá trình thực hiện tố tụng vụ án này, tới đây, các cơ quan chức năng sẽ xem xét, những ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Dù có muộn, nhưng cuối cùng công lý cũng đã được bảo vệ".

Sẽ còn nhiều việc phải làm, trong đó chắc chắn rằng Tòa án, Viện Kiểm sát, Bộ Công an, Công an tỉnh Bắc Giang sẽ phải tổ chức tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân trong việc điều tra, xét xử vụ án này.

Đây quả là một bài học đắt giá cho các cơ quan tố tụng và đặc biệt là bài học đắt giá cho Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Bắc Giang và Viện KSND tỉnh Bắc Giang. Một cán bộ Viện KSNDTC nói với tôi rằng: "Tội đồ trong vụ oan sai này là kiểm sát viên, bởi anh ta là người tham gia khám nghiệm hiện trường, tham gia quá trình điều tra từ lúc ban đầu, trực tiếp hỏi cung, phúc cung. Để Cơ quan Điều tra làm sai như vậy thì rõ ràng trách nhiệm chính là của kiểm sát viên".

Cũng phải nói thêm rằng, trong những năm gần đây, lãnh đạo Bộ Công an đã có nhiều chỉ thị, biện pháp nhằm chấm dứt việc một số điều tra viên có hành vi bức cung, mớm cung, dùng nhục hình biến tướng với bị can… Tuy nhiên, nơi này, nơi khác vẫn còn có những vụ việc đau lòng xảy ra. Cơ quan Điều tra của Công an Bắc Giang từ nhiều năm nay đã có tiếng không hay về chuyện dùng nhục hình biến tướng đối với bị can. Mong rằng những vụ việc như thế này sẽ không bao giờ có nữa trong lịch sử tư pháp Việt Nam.

Và cũng phải nói thêm một điều rằng, các cơ quan bảo vệ pháp luật, những nơi nhận đơn thư khiếu tố, khiếu nại của người dân hãy chịu khó đọc và đừng có thái độ vô cảm đối với những nỗi oan khuất của dân.

Theo Nguyễn Như Phong

Vụ 10 năm oan sai: Làm rõ “trắng đen” phải vừa “đấm”, vừa “xoa”

(LĐO) - Thứ ba 12/11/2013 10:00

Trang ch

Ngay sau khi Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, các cán bộ điều tra trong vụ án oan sai 10 năm phủ nhận bức cung ông Nguyễn Thanh Chấn, dư luận đã “nảy lửa”, với những “kịch bản”, để làm rõ câu hỏi: Vì sao ông Nguyễn Thanh Chấn không giết người lại nhận tội?
Luật sư Trần Vũ Hải - người đã “giải cứu” thành công nhiều người bị kết án oan - hiến kế qua cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động.

- Ông Nguyễn Thanh Chấn cho biết, sở dĩ ông phải nhận là đã giết người là do bị điều tra viên (Công an Bắc Giang) ép cung, dùng nhục hình. Các điều tra viên lại phủ nhận. Quan điểm của ông trong “tình huống” mà “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”?


- Rõ ràng ông Nguyễn Thanh Chấn đã bị kết tội oan. Theo tôi, các cán bộ điều tra viên (ĐTV), kiểm sát viên (KSV), thẩm phán đã điều tra, truy tố, xét xử vụ án này từ cấp sơ thẩm đến cấp phúc thẩm phải chịu trách nhiệm trực tiếp và cần phải được xử lý.

- Sao ông lại “quyết liệt” thế?


- Làm gương để hạn chế những vụ án oan, sai do cán bộ trong những cơ quan pháp luật gây ra. Mới đây, chúng ta kỷ niệm Ngày Pháp luật Việt Nam. Đâu đâu cũng treo khẩu hiệu: Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Các cơ quan pháp luật và cán bộ của họ phải gương mẫu trong việc thực hiện theo pháp luật, nếu họ làm sai phải xử lý.

Việc các ĐTV tường trình không ép cung, nhục hình đối với ông Chấn là điều có thể dự đoán trước. Để giúp xử lý những ĐTV, KSV, thẩm phán trong vụ án này một cách tâm phục khẩu phục, tôi xin hiến kế sử dụng biện pháp ''vừa đấm vừa xoa''.

- Vừa “đấm” vừa “xoa” - sao lại “nước đôi” thế ông?


“Rắn ngay” là “cú đấm” số 1. Có nghĩa là đình chỉ công tác tức thì đối với các ĐTV, KSV và thẩm phán tham gia vụ án oan này - nếu họ còn đang công tác - để chứng minh các cơ quan pháp luật không bao che các cán bộ làm sai và quyết xử lý nghiêm túc những người này.

“Xoa” có nghĩa là: Thức tỉnh lương tâm, trách nhiệm của những cán bộ liên quan. Thủ trưởng các cơ quan liên quan hãy “thì thầm to nhỏ” với những cán bộ này, khuyên họ viết đơn từ chức, thôi việc và nhận trách nhiệm, nhận lỗi do đã làm sai. Hẹn trong một tháng, nếu họ chấp nhận như vậy sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho họ.

- Các ĐTV vừa viết tường trình phủ nhận sự cáo buộc của ông Nguyễn Thanh Chấn với họ. Nay tôi e sẽ lại chẳng “đâu vào đâu”?


- “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn” chứ. Ta áp dụng biện pháp “đấm” số 2, đó là: Xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự những kẻ ngoan cố. Giải thích rõ cho họ, những cái sai khi tiến hành tố tụng là rõ ràng, không thể chối cãi được.

Cụ thể, ĐTV, KSV, thẩm phán nào trong vụ án Nguyễn Thanh Chấn cũng đều biết rõ những tình tiết, yếu tố quan trọng sau đây trong vụ án:

- Không có chứng cứ nào xác định ông Nguyễn Thanh Chấn phạm tội giết nạn nhân Nguyễn Thị Hoan ngoài những lời khai nhận mà ông Chấn đã khẳng định trước các tòa sơ thẩm, phúc thẩm là vì bị mớm cung, nhục hình.

- Hiện trường vụ án lưu lại nhiều dấu vết của kẻ gây án, trong đó có dấu vân tay, dấu chân, vết máu. Không có dấu vết nào được kết luận giám định là dấu vết của ông Chấn, tức ông Chấn không có mặt tại hiện trường khi xảy ra vụ án.

- Ông Chấn có chứng cứ ngoại phạm. Khi xảy ra vụ án ông ở nhà, được chứng minh bằng bảng kê thanh toán điện thoại của bưu điện và nhiều nhân chứng khác.

- Người nhà nạn nhân khai bị mất nhẫn vàng, nhưng không có chứng cứ chứng minh ông Chấn liên quan đến việc mất nhẫn vàng của nạn nhân. Nếu người nhà nạn nhân khai đúng, phải đặt ra khả năng đây là vụ giết người cướp của - tức lời khai, nhận tội của ông Chấn không phù hợp.

Với những tình tiết, yếu tố trên, bất cứ ĐTV, KSV, thẩm phán nào đã tiến hành tố tụng cũng phải có trách nhiệm rút bỏ cáo buộc hoặc tuyên vô tội đối với ông Chấn, hoặc ít nhất cũng yêu cầu điều tra lại với những ĐTV khác để khách quan, nếu họ có lương tâm và hiểu chức phận của mình. Làm khác đi, chính là cố ý làm sai.

Với lập luận trên, các ĐTV, KSV, thẩm phán phải hiểu họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong các điều: 293 (Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội), Điều 295 (Tội ra bản án trái pháp luật), Điều 298 (Tội dùng nhục hình), Điều 299 (Tội bức cung), Điều 300 (Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án) Bộ luật Hình sự.

- Ông có nghĩ đến tình huống, họ đều là những người am hiểu luật pháp, thấy “căng” quá, họ “hối lỗi” thì sao?


- Thì ta thực hiện biện pháp “xoa” thứ hai. Sau khi những cán bộ này nhận thức được họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như trên, tiếp tục khuyên họ thành khẩn khai báo và nhận lỗi, đặc biệt đối với những ĐTV đã trực tiếp điều tra vụ án.

ĐTV đầu tiên nào dũng cảm thừa nhận đã mớm cung, nhục hình, “đạo diễn” ông Chấn phải khai, nhận tội mà ông không phạm sẽ được đặc biệt khoan hồng. Còn đối với những cán bộ nào vẫn còn ngoan cố, sau khi được áp dụng biện pháp “xoa” thứ hai, áp dụng biện pháp kỷ luật ở mức cao nhất và Cục Điều tra - Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ngay. Đó là “cú đấm cuối cùng”.

Tôi tin là “trắng-đen” của vụ oan sai 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn sẽ được phân minh.

- Thưa luật sư, quả là một cuộc trao đổi khá thú vị và tôi tin, những “biện pháp” của luật sư hẳn sẽ được dư luận đồng tình!

Vụ 10 năm oan sai: Pháp luật không phải là mớ rau

(LĐO) - Thứ tư 13/11/2013 10:57

Trang chủ| | 

Tôi rất đồng ý với ý kiến của LS Trần Vũ Hải về việc đình chỉ công tác với các ĐTV, KSV trong vụ án oan của ông Chấn; tuy nhiên, nếu theo ý kiến là của LS mà "thủ thỉ" với những người này để họ thừa nhận bức cung ông Chấn rồi sẽ không truy cứu hình sự là một việc không nên làm. Vì như thế, chẳng khác nào chúng ta đang ra giá với họ.

>> Toàn cảnh vụ 10 năm oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn
Luật pháp đã quy định rõ ràng, nếu có tội thì phải áp dụng đúng khung hình phạt mà luật quy định và nếu có cơ sở thì các cơ quan chức năng phải khẩn trương làm các thủ tục khởi tố vụ án (ở đây nên khởi tố riêng thành 1 vụ án lạm dụng chức vụ và quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng). Còn việc các bị can thành khẩn khai báo cũng chỉ là một trong những tình tiết giảm nhẹ khi tòa án xác định mức hình phạt mà thôi!
Chúng ta ai cũng biết rằng: "Luật pháp chỉ là đạo đức tối thiểu, còn đạo đức mới là luật pháp tối đa". Nếu những người tham gia điều tra trước đây thực sự đã vi phạm pháp luật, bức cung và xâm hại ông Chấn thì e rằng nếu xét về mặt đạo đức của họ thì rất khó để họ tự giác khai báo; đặc biệt là họ đã được Nhà nước đào tạo để hỏi cung người khác thì nghiệp vụ của họ chắc chắn phải hơn hẳn người thường và không dễ dàng gì để bắt họ thừa nhận tội lỗi mà họ đã gây ra cách đây 10 năm.
Cuộc đời luôn có sự công bằng, không ai thoát được thuyết nhân quả, phạm luật đời thì đời trị, phạm luật trời thì trời phạt! Mong rằng, từ vụ án oan này, những người có quyền hạn sẽ thức tỉnh lương tâm trong mỗi lần phán quyết một vấn đề liên quan đến cuộc đời của người khác.

sanu - 13/11/2013 13:16
Tức cười ! Đất nước có hệ thống pháp luật hẳn hoi , người dân bị oan ức thì tự điều tra , tìm chứng cớ lấy .

Khắc Phấn - 13/11/2013 12:14
Để cho vụ án Nguyễn Thanh Chấn được rõ ràng, minh bạch, tôi nhất trí để Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng vào cuộc. Bởi ĐTV, VKS, Tòa án trong vụ xét xử gây oan sai là so Công an,VKSND, tòa an đều sai rất ngiệm trọng, gây hậu quả xấu trong dư luận.

Lê Minh Thọ - 13/11/2013 12:08
Tôi đồng ý với tác giả bài viết là không thể để các cơ quan Bắc Giang tiến hành điều tra vụ án oan này mà cần phải thành lập một tổ công tác đặc biệt có đủ quyền hạn cần thiết để tiến hành điều tra nhằm đảm bảo tính khách quan, đồng thời để răn đe những người vẫn sử dụng biện pháp bức cung, mớm cung trong điều traphas án.

thao - 13/11/2013 11:55
Tôi rất đồng tình với ý kiến của tác giả bài báo này, ai làm sai người đó phải chịu trách nhiệm. Người chịu trách nhiệm đầu tiên phải là các điều tra viên của Công an và các kiểm sát viên của tỉnh Bắc giang. Vì các chứng cứ và hồ sơ mà họ trình lên đã đánh lừa cơ quan luật pháp cấp trên mới dẫn đến sự sai lệch vụ án như vậy. Việc điều tra các sai phạm này do Cục điều tra của viện kiểm sát nhân dân tối cao đảm nhận. Chính cục điều tra là cơ quan đã mất rất nhiều công sức để đưa vụ này ra ánh sáng, không phải tự nhiên mà có được kết quả tốt đẹp với ông Chấn như vậy. Cám ơn cục điều tra viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đem lại công bằng cho pháp luật.

Cây Đa - 13/11/2013 11:43
Bài viết rất hay, hợp lòng dân mạng đang hàng ngày theo dõi vụ án oan sai tại Bắc Giang, cũng hy vọng là pháp luật sẽ công bằng với tất cả mọi người. Trong trường hợp vụ án ông Chấn oan sai sẽ không có việc và không bao giờ các cán bộ điều tra họ nhận có chuyện ép cung và các hình thức nhục hình với ông Chấn đâu, chỉ khi nào cơ quan cao hơn điều tra có đầy đủ tình tiết thì họ mới chịu nhận, vì sao chắc mọi người cũng quá hiểu rồi vì họ đang là những cán bộ có chức, có quyền và có quân hàm như thế thì làm gì có chuyện họ nhận, vụ án này nếu không làm sáng tỏ thì lòng dân không biết còn tin vào ai đây?.

Trần quóc thành - 13/11/2013 11:37
Việc ép cung, bức cung đã quá rõ vì không bức cung, ép cung thì làm sao ông chấn không phạm tội lại nhận tội, nhân xong thì ra trước toà không nhận. Hơn khi ông chấn bắt sau gần 1 tháng ông chấn viết đơn tự thú, thử hỏi điều tra viên không bày thì ai bày. Nhưng để khởi tố bọn này e rằng hơi khó

Hoàng Mai - 13/11/2013 11:33
TÁI THẨM HAY GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN ÔNG NGUYỄN THANH CHẤN? Hoàng Mai Trong những ngày qua dư luận bức xúc về vụ ông Chấn bị oan bao nhiêu thì cũng bức xúc về cách hành xử của các cơ quan thực thi pháp luật bấy nhiêu. Ông Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc Hội thì cho rằng vụ án này cần phải kháng nghị giám đốc thẩm. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khẳng định phải kháng nghị tái thẩm. Tất nhiên, dù tái thẩm hay giám đốc thẩm thì kết quả cuối cùng vẫn là phải minh oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn, phải bồi thường cho ông Chấn (có lẽ là phải cho cả gia đình ông Chấn). Nhưng vấn đề là ở chỗ ai bồi thường? Tất nhiên câu trả lời sẽ là người nào, cơ quan nào sai thì người đó, cơ quan đó phải bồi thường. Tái thẩm hay phúc thẩm sẽ là cơ sở pháp lý để trả lời cho câu hỏi này. Như vậy, vấn đề đặt ra là vụ án này là tái thẩm hay giám đốc thẩm không phải giống nhau (nếu giống nhau thì pháp luật quy định hai trường hợp này làm gì?). Tái thẩm vụ án hình sự chỉ xảy ra trong trường hợp vụ án đã được xét xử hoàn toàn đúng, cả về tố tụng lẫn áp dụng pháp luật. Tuy nhiên cái đúng ấy sẽ bị coi là sai khi xuất hiện một tình tiết mới. Đó là tình tiết đã tồn tại khách quan trong quá trình xét xử mà ácc cơ quan tố tụng không biết, giờ mới biết. Tình tiết ấy sẽ làm thay đổi quyết định của tòa án. Thí dụ, trước đây mọi chứng cứ buộc tội ông Chấn là hoàn toàn đúng, và ông chấn bị buộc tội giết người, cướp của. Vì giết người, cướp của là hai tội nên tổng hợp hình phạt là tù chung thân. Lúc trước khẳng định ông Chấn cướp 2 nhẫn vàng. Tuy nhiên sau đó người ta lại tìm thấy vàng ngay trong nhà nạn nhân, trong tủ, chẳng hạn, do nạn nhân đã cất giữ trước khi bị giết. Đó là tình tiết mới, xử theo tái thẩm để giảm tội cho ông Chấn. Sự việc vừa qua không phải như vậy. Vụ này không thể gọi là tái thẩm với cái gọi là "tình tiết mới" được. Chúng ta hãy tưởng tượng, nếu tình tiết mới này xuất hiện trước đây 9 năm thì ông Chấn tù 1 năm, nếu 10 năm sau mới xuất hiện thì ông Chấn bị tù 20 năm. Vô lý. Ông Chấn không phạm tội, quá trình tố tụng đã quá sai nên lẽ ra phải kháng nghị giám đốc thẩm lâu rồi. Chỉ có điều ra quyết định tái thẩm là có vẻ hợp lý, bênh vực cho hai cơ quan có thẩm quyền ra kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ án này. Xét về bản chất sự việc, ông Chấn không liên quan gì đến vụ giết người, chẳng quan hệ gì với kẻ thực sự là sát nhân. Ông cũng không cần biết ai giết người, ông chỉ muốn minh oan cho ông càng sớm, càng tốt. Tình tiết mới là đối với Viện kiểm sát, không phải là mới đối với ông Chấn. Nếu coi việc đầu thú của Lê Nguyễn Chung là tình tiết mới chẳng lẽ tình tiết này không có (Chung không đầu thú) thì vụ án ông Chấn không được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm? Không được kháng nghị thì ông Chấn vẫn phải chấp hành án phạt tù chung thân? Vi phạm tố tụng là hủy án rồi, cơ quan tố tụng không chứng minh được ông Chấn phạm tội là phải trả tự do cho ông ngay, xin lỗi ông và bồi thương thiệt hại về vật chất và tinh thần cho ông. Hãy giả thiết ông Chấn không phạm tội mà ai đó là em ông Chấn phạm tội, ông muốn nhận tội thay em ông. Tôi đố ông Chấn làm việc này mà qua mặt được cơ quan điều tra. Đằng này ông hoàn toàn vô can, ép cung, ép nhận tội. Như vậy, nếu không chứng minh được ông Chấn phạm tội thì trả tự do gay cho ông qua trình tự giám đốc thẩm. Kể cả trường hợp chưa có sự tự thú của tên Chung thì coi như chưa tìm ra thủ phạm và phải tiếp tục điều tra tìm ra thủ phạm. Làm như vừa qua chẳng khác nào có người bị giết thì phải có người ngồi tù, tìm ra người ngồi tù thế chỗ thì mới thả người trước ra. Thế nếu tên Chung lại chối, lại phản cung thì sao? Chả lẽ quay lại bắt ông Chấn vào tù, đến khi nào... bắt được tên giết người thì ông mới được trả tự do?

LamToi - 13/11/2013 11:09
Mình không phải là LS nhưng cũng đồng ý với ý kiến của tác giả. Nên khởi tố vụ án, đình chỉ công tác những người có liên quan, đồng thời yêu cầu Ủy Ban Giám sát Quốc hội vào cuộc...thì may ra, còn chờ các ĐTV,KSV nhận tội à, quên đi nhé !?

Bạn đọc viết
Mấy hôm nay, đọc báo thấy đại biểu Quốc hội than tỉnh nào cũng đua nhau xây trụ sở cơ quan công quyền hoành tráng, lộng lẫy như cung điện vua chúa ngày xưa. Mà có khi còn nguy nga hơn nữa là khác, bởi như điện Thái Hòa của vua chúa triều Nguyễn ở Huế chẳng hạn, cũng chỉ cao bằng tòa nhà 3 tầng bây giờ.
Không chỉ trụ sở UBND tỉnh, tỉnh ủy, mà trụ sở các sở, ban, ngành cũng rất hoành tráng. Phòng khách của cơ quan, phòng làm việc của các sếp đều sắm nội thất đắt tiền thuộc dạng quý hiếm với những bộ xalông đồ sộ, chạm khắc tinh xảo, có giá hàng trăm triệu làm bằng gỗ quý thuộc nhóm đặc biệt bị cấm khai thác như trắc, sến, cẩm lai… Có văn phòng còn trưng cả bộ ngà voi thật uy nghi, lộng lẫy.

Xem tin tức thời sự thế giới trên truyền hình, thấy văn phòng công sở ở các nước nội thất bình thường, đặc biệt không có những bộ bàn ghế đồ sộ bằng gỗ như ở ta. Ngay cả phòng họp cấp nhà nước, bàn ghế cũng rất đơn giản, phần lớn là sản phẩm công nghiệp. Phải chăng ở các nước đó, người ta không biết cách chơi sang?

Nhân ngày nghỉ cuối tuần, bên tách càphê tỏa hương vị thơm ngát đầy quyến rũ, Luồn và Cúi bèn làm một cuộc “vấn đáp” để tự giải tỏa những thắc mắc của mình.

Luồn hỏi:

- Này cậu, tại sao công sở ở ta cái nào cũng to lớn, nguy nga thế nhỉ?

Cúi đáp:

- Vì nước ta có rừng vàng, lắm gỗ quý?

- Sai!

- Vì nước ta giàu, lắm tiền nhiều bạc!

- Lại sai!

- Vì các sếp ở ta biết cách chơi sang?

- Vẫn sai!

- Vì đấy là những dự án tiền tỉ mà phần trăm không hề nhỏ?

- Đúng một phần ba!

- Vì quan chức mình thích giải quyết khâu oai?

- Thêm một phần ba nữa!

- Mệt cho cậu quá! Thế còn cái gì nữa?

- Cậu cứ bình tĩnh. Đi đâu mà vội mà vàng.

- Sốt ruột quá! Lẹ lên cha nội.

Luồn vẫn thủng thẳng, nhấm nháp tách càphê rồi nói:

- Này nhé, dân mình tuy được tiếng là gan góc nhưng mà cũng nhát lắm. Thời xưa, mỗi khi có việc phải đến công đường là run như cầy sấy. Chưa nói đến cái uy của quan lớn, mà chỉ cần bước qua cổng công đường thôi là đã thấy choáng trước những tòa ngang dãy dọc, bởi lâu nay chỉ biết quanh quẩn nơi túp lều tranh của mình. Đứng trước cái to lớn, đồ sộ, tâm trạng người dân mình thường hay bị ngợp lắm! Cái sự choáng ngợp ấy còn có phần vì do mặc cảm với thân phận nghèo hèn nữa.

- Cậu cứ cà ràng mãi.

- Đánh trúng tâm lý đó của người dân, các sếp ngày nay đua nhau xây trụ sở thật to, càng uy nghi càng tỏ rõ cái uy của mình. Mỗi lần sếp mới nhậm chức là trụ sở y như rằng được lột xác. Đứng trước những “cung điện” nguy nga như thế, đố anh dân nào khi có việc phải đến gõ cửa công đường mà lại không run sợ, có gan cóc tía thì rồi cũng phải khép nép thôi. Cho nên, khi phải đối mặt với các vị công bộc, bao nhiêu sự chuẩn bị về tinh thần trước đó bỗng dưng biến mất, cái miệng chỉ còn biết vâng vâng dạ dạ mà thôi. Đấy, cậu thấy quyền uy có tuyệt đối không?

- Quả đúng thế thật. Nói chi dân, ngay bọn ta đây tuy có tí máu mặt, ấy thế mà mỗi khi lên trển, chân còn bước không vững nữa là...

- Đấy, bây giờ thì cậu hiểu tại sao công sở ở ta cái nào cũng to lớn, nguy nga rồi chứ!

Nguyễn Duy Xuân


Báo Lao Động số 161/2013 ra ngày 16.7 đã đăng bài: “TAND TP.Bắc Ninh: Bức hai ông già vào vòng lao lý”- phản ánh việc cơ quan tiến hành tố tụng TP.Bắc Ninh đã dựa vào lời khai không đúng sự thật để bắt tạm giam, truy tố hai ông già (Nguyễn Văn Đàng và Nguyễn Văn Tuyến) gần 70 tuổi - trong đó một ông là thương binh mức độ thương tật 61% - về tội “gây rối trật tự công cộng”.

Vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm, nhưng đã bị toà trả hồ sơ điều tra lại. Sau 3 tháng, Cơ quan điều tra - Công an tỉnh Bắc Ninh bất ngờ thay đổi tội danh truy tố hai ông già này từ tội “gây rối trật tự công cộng” sang tội “chống người thi hành công vụ”.

Tại phiên tòa diễn ra các ngày 12-16.7, TAND TP.Bắc Ninh đã đưa hai ông ra xét xử sơ thẩm về tội “chống người thi hành công vụ” và tuyên mức án Nguyễn Văn Tuyến 6 tháng tù giam; Nguyễn Văn Đàng 8 tháng tù giam (trước đó, 2 ông đã bị bắt tạm giam hơn 3 tháng).

Ngày 13.11.2013, TAND tỉnh Bắc Ninh xét xử phúc thẩm vụ án. Sau khi xem xét toàn bộ vụ án, HĐXX cho rằng, hành vi của hai ông không còn nguy hiểm cho xã hội, nên đã áp dụng Điều 25 BLHS tuyên miễn trách nhiệm hình sự với hai ông Nguyễn Văn Đàng và Nguyễn Văn Tuyến